Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên trộm ngủ quên sau khi phá cửa, đục két sắt

(DS&PL) -

Sau khi phá cửa đột nhập vào căn nhà ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh vì quá mệt Thành lăn ra ngủ thiếp đi và bị bảo vệ bắt giữ ngay sau đó...

Sau khi phá cửa đột nhập vào căn nhà ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh vì quá mệt Thành lăn ra ngủ thiếp đi và bị bảo vệ bắt giữ ngay sau đó...

Báo Dân Trí đưa tin, ngày 5/4, Công an Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ nghi can Phạm Minh Thành (39 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản.

Phạm Minh Thành và đồ nghề đi trộm tại cơ quan công an - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến

Theo tin tức đăng tải trên báo Công an nhân dân, tối 2/4, Thành mang theo đồ nghề gồm xà beng, búa, đục, dây thừng, găng tay, quần áo rồi đón xe ôm từ Thủ Đức lên quận 1.

Thành đi thang máy lên tầng 11 phát hiện khu vực này không có camera an ninh nên dùng xà beng nạy cửa phòng 1101.

Phát hiện chiếc két sắt, Thành lấy đồ nghề ra cạy phá. Cửa két sắt bung ra nhưng không có tài sản. Mệt mỏi, Thành dạo thêm một vòng nữa thì phát hiện 4 chiếc laptop (trị giá khoảng 100 triệu) nên bỏ vào trong ba lô. Thành đem chiến lợi phẩm giấu trên la phông rồi thay quần áo khác để tránh bị phát hiện.

Lúc này cơn buồn ngủ ập tới nên Thành lăn ra sàn nhà ngủ một cách ngon lành. Rạng sáng 3-4, chị Nguyễn Thị Thiên (49 tuổi) là lao công đến văn phòng để dọn dẹp thì phát hiện căn phòng bị phá, tài sản bị lục lọi. Thấy Thành ngủ trên sàn nhà, chị Thiên đã xuống gọi bảo vệ lên bắt giữ Thành giao cho Công an quận 1.

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật