Các tàu ngầm Projekt 677 Lada của Nga không có động cơ không cần không khí (AIP) như ban đầu dự tính.
Theo Tiền phong, chuyên gia phân tích quân sự Sebastian Roblin của tờ The National Interest vừa chỉ ra nhược điểm chính của các tàu ngầm diesel-điện lớp Projekt 677 Lada mà Nga đang chuẩn bị đưa vào biên chế. Theo đó, các tàu ngầm Projekt 677 Lada không có động cơ không cần không khí (AIP) như ban đầu dự tính.
Về nguyên tắc, để hoạt động, Projekt 677 cần AIP để giúp tàu không phải nổi lên mặt nước để lấy không khí.
Trên các tàu ngầm điện-diesel Kronshtadt (dự định hạ thủy vào năm 2018) và St Petersburg (đang sử dụng thử ở Hạm đội Phương Bắc từ năm 2010), có thể “sẽ tiến hành thử nghiệm các động cơ AIP đầu tiên”.
Tàu ngầm diesel-điện lớp Lada (Project 677) từng nhận kỳ vọng sẽ sánh ngang sản phẩm phương Tây nhờ được trang bị động cơ AIP. |
Trí thức trẻ đăng tải, những sai sót không thể sửa chữa, trong đó quan trọng nhất là hệ thống AIP chưa hoàn thiện, rất dễ gây cháy nổ đã khiến Hải quân Nga quyết định ngừng dự án Lada để tập trung thiết kế lớp Kalina tối tân hơn.
Sự thất bại của Lada cũng đồng nghĩa với cơ hội xuất khẩu dành cho hai biến thể Amur 1650 và Amur 950 gần như bằng không.
Các tàu ngầm lớp Projekt 677 Lada thuộc về thế hệ tàu ngầm thông thường thứ 4. Tàu ngầm có lượng giãn nước khi nổi khoảng 1.750 tấn (so với 2.300 tấn của tàu lớp Varshavyanka), còn tốc độ chạy ngầm đạt 21 hải lý/h.
Trước đó, TTXVN đưa tin, tàu ngầm mới của Nga sẽ “vô hiệu hóa” sức mạnh hải quân Mỹ; chấm dứt kỉ nguyên thống trị của Mỹ trên đại dương.
Hải quân Nga dự kiến sẽ nhận 14 chiếc tàu ngầm thế hệ thứ 4 này trước năm 2020. Chỉ cần 4- 6 chiếc Lada 677 sẽ “khóa cứng” các mục tiêu tại Biển Đen, Biển Baltic và Biển Caspi – Phó Đô đốc Viktor Patrushev từng nói. Còn việc triển khai từ 2 – 3 cụm tàu ngầm này sẽ thay đổi cán sức mạnh hải quân không chỉ ở 3 vùng biển trên, mà còn cả ở Biển Bắc, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
Vũ Đậu (T/h)