Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tàu ngầm Indonesia chở 53 thuỷ thủ mất tích có thể chìm sâu đến 700 m

(DS&PL) -

Trực thăng cứu hộ phát hiện vết dầu loang tại một vị trí gần khu vực tàu ngầm của Hải quân Indonesia mất tích.

Trực thăng cứu hộ phát hiện vết dầu loang tại một vị trí gần khu vực tàu ngầm của Hải quân Indonesia mất tích.

Lần liên lạc cuối cùng của tàu ngầm Hải quân Indonesia KRI Nanggala 402 là vào lúc 3h sáng ngày 21/4 (giờ địa phương), theo New York Times. Sau đó chiếc tàu ngầm của Hải quân Indonesia biến mất, ở trong vùng nước ngoài khơi đảo Bali ở Thái Bình Dương.

Tối ngày 21/4, Bộ Quốc phòng Indonesia chỉ tìm ra một dấu hiệu khả dĩ về con tàu mất tích chở 53 thuỷ thủ trên tàu. Đó là một vết dầu loang rộng được tìm thấy ở khu vực nơi tàu ngầm bắt đầu lặn ở phía Bắc Bali.

Vết dầu loang có thể là bằng chứng cho thấy tàu ngầm gặp nạn do một vết nứt trên thân tàu, Julius Widjojono, phát ngôn viên của Hải quân Indonesia cho biết. Các chuyên gia hải quân cho biết vết nứt như vậy là rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi áp suất thay đổi đột ngột.

Tàu ngầm KRI Nanggala của Hải quân Indonesia năm 2014. Ảnh: AP.

Yêu cầu cuối cùng của tàu ngầm KRI Nanggala-402 trong lúc tập trận là cho phép đi xuống một phần sâu hơn của biển Bali để bắn ngư lôi, Đô đốc Widjojono cho biết. Khu vực này bao gồm các thung lũng sâu ít nhất từ ​​1.900 đến 2.300 feet (hoặc khoảng 600 đến 700 m). Yêu cầu đã được chấp thuận nhưng liên lạc với tàu ngầm đã bị mất sau đó. Vì vậy, con tàu có thể đã chìm xuống độ sâu 600-700 m, Reuters trích thông báo của Hải quân Indonesia.

Được xây dựng vào năm 1977 tại Đức và được tái trang bị vào năm 2012, Nanggala được "bảo dưỡng hoàn toàn" lần cuối vào tháng 5/2018, theo một chuyên gia quốc phòng, người không muốn được tiết lộ danh tính khi nói về thông tin hải quân nội bộ.

Theo thông số kỹ thuật được hải quân trích dẫn trong một đợt huấn luyện trước đó, chiếc tàu ngầm này có chiều dài khoảng 19 m và rộng hơn 19 m, được chế tạo để chứa 34 thành viên thủy thủ đoàn. Không rõ tại sao con tàu lại có nhiều người hơn trong cuộc diễn tập phóng ngư lôi này.

Connie Rahakundini Bakrie, một nhà phân tích quân sự tại Đại học Indonesia, cho biết: “Chất lượng của thủy thủ đoàn không có gì đáng nghi nhưng việc xử lý tàu ngầm này có thể cần được kiểm tra lại. Tôi e rằng nó đã thiếu quy trình bảo trì vận hành tiêu chuẩn."

Bích Thảo (Theo New York Times)

Tin nổi bật