Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Những trận đơn đấu kinh điển của các mãnh tướng đương thời

(DS&PL) -

Bên cạnh những trận đại chiến đã đi vào sử sách, những màn đơn đấu đỉnh cao giữa các danh tướng đương thời cũng là điểm nhấn đặc sắc trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Bên cạnh những trận đại chiến đã đi vào sử sách, những màn đơn đấu đỉnh cao giữa các danh tướng đương thời cũng là điểm nhấn đặc sắc trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Điển Vi và Hứa Chử

Trước khi hầu cùng một chủ, Hứa Chử đã có trận đấu "long trời lở đất" với Điển Vi. Ảnh: Baidu

Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo từng ví Điển Vi là "cổ chi Ác Lai", ý so sánh ông với mãnh tướng Ác Lai dưới thời Trụ Vương. Còn Hứa Chử được xưng là "Hổ hầu", nhằm so sánh sức mạnh thuần túy của ông như hổ hoang. Cả hai đều là hậu vệ thân cận nhất, bảo đảm sự an toàn cho Tào Tháo.

Màn đối đầu kinh điển của cả hai diễn ra tại hồi thứ 20 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, lần Tào Tháo dẫn theo hàng trăm kỵ binh truy đuổi tiêu diệt tàn quân của loạn Khăn Vàng. Tướng cầm đầu loạn quân chạy vào chỗ Hứa Chử. Hứa Chử bắt được, nhưng không giao nộp mà còn khiêu chiến với Tào Tháo.

Điển Vi lao lên nghênh chiến. Hai bên giao đấu từ sáng sớm đến chập tối vẫn bất phân thắng bại. Tào Tháo vốn là người mến mộ nhân tài, nên đến ngày giao chiến thứ 2 thì lệnh cho Điển Vi giả thua, lừa Hứa Chử rơi vào bẫy và dụ hàng. Từ đó Hứa Chử một lòng trung thành và nhiều lần cứu thoát Tào Thảo khỏi cửa tử.

Quan Vũ và Hoàng Trung

Quan Vũ bất phân thắng bại với Hoàng Trung. Ảnh cắt clip

Tại hồi 53 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ đã là một viên mãnh tướng của Thục Hán. "Ôn tửu trảm Hoa Hùng", "Trảm Văn Xú và Nhan Lương" hay "Vượt ngũ quan chém sáu tướng", có thể nói danh tiếng lẫy lừng, khiến Tào Tháo đỏ mắt vì tiếc nuối. Hoàng Trung sau này cũng được liệt vào hàng Ngũ Hổ Tướng của quân đội Thục Hán, dù tuổi đã cao nhưng thực lực lại bất phàm.

Thế nhưng Quan Vũ lại hoàn toàn xem thường Hoàng Trung. Trong sách có viết lời Quan Vũ nói rằng:"Dực Đức là tam đệ của ta, Mạnh Khởi là dòng dõi thế gia, Tử Long theo huynh trưởng ta đã lâu nên có thể coi là đệ đệ của ta. Còn Hoàng Trung là ai mà dám liệt vào ngang hàng với ta".

Điều này nói lên rằng Quan Vũ thực sự rất kiêu ngạo. Trong trận chiến ở Trường Sa, Quan Vũ chỉ xin Gia Cát Lượng dẫn theo 500 tinh binh trong khi ban đầu Khổng Minh và Lưu Bị dự tính cho 3000 quân đi theo Quan Vũ.

Sau đó tại Trường Sa, Quan Vũ và Hoàng Trung đã có 3 trận đơn đấu quyết chiến. Thực tế rằng Quan Vũ không hề chiếm được một chút lợi thế nào trước Hoàng Trung, thậm chí nếu Hoàng Trung dùng cung tên thật thì Quan Vũ đã phải mất mạng. Sau đó Lưu Bị đã dùng sự nhân nghĩa chính trực để thuyết phục Hoàng Trung phò tá cho mình.

Mã Siêu và Hứa Chử

[presscloud]17231[/presscloud]

Video: Hứa Chử cởi giáp đại chiến Mã Siêu. Nguồn: Youtube

Hứa Chử có năng lực chiến đấu rất lợi hại, là thủ lĩnh cận vệ quân, một đời trung thành với Tào Tháo. Trong trận chiến Bộc Dương, Hứa Chử đã có dịp giao đấu với Lữ Bố, hai bên sau hơn 20 hiệp vẫn bất phân thắng bại, có thể thấy sức lực bất phàm của Hứa Chử, chỉ tiếc tình tiết này không được đưa vào Tam Quốc Diễn Nghĩa bản điện ảnh.

Mã Siêu cũng là một danh tướng dũng mãnh, hậu nhân xếp ông đứng thứ năm trong số các võ tướng thời Tam Quốc. Sau khi Tào Tháo giết cha của Mã Siêu là Mã Đằng, Mã siêu vì báo thù sát cha mà bắt tay với Hàn Toại cùng nhau kháng Tào. Trong trận chiến ở Đồng Quan, Mã Siêu đã liên tiếp đánh bại rất nhiều tướng lĩnh của Tào Tháo, khiến Tào Tháo phải dứt đuôi bỏ chạy.

Phải đến trận chiến Vị Thủy tại hồi thứ 59 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hứa Chử cởi giáp đích thân tiếp chiến ngăn chặn Mã Siêu, hai người giao đấu kịch liệt hơn 200 hiệp không phân thắng bại. Cuối cùng Tào Tháo hết kiên nhẫn buộc phải hạ lệnh cho đại quân xông lên tham chiến.

Mã Siêu và Trương Phi

Trận chiến xuyên màn đêm giữa Mã Siêu và Trương Phi. Ảnh cắt clip

Giống với Quan Vũ, Trương Phi cũng được đương thời xưng là "vạn nhân địch", từng một mình chặn cầu dọa một vạn quân Tào Tháo phải rút lui.

Tại hồi 65 trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, thời điểm diễn ra chiến dịch công chiếm Thành Đô của Lưu Bị. Lưu Chương đã cầu sự giúp đỡ của Trương Lỗ, đồng thời hứa sẽ cắt nhường địa phận 20 châu. Mã Siêu khi đó đang nương nhờ chỗ Trương Lỗ, đã tự tiến cử mình tiến công Hà Manh quan. Lưu Bị cùng Trương Phi phải dẫn binh cứu viện.

Trương Phi và Mã Siêu đã có màn đối đầu trước trận chiến, hai bên giao đấu hơn 200 hiệp không phân thắng bại. Đánh từ sáng đến tối, đến ngựa còn phải thay nhưng cuộc đọ sức giữa hai người vẫn chẳng ngã ngũ. Lưu Bị đã nhận ra được sự anh dũng của Mã Siêu, trong lòng mến mộ nhân tài, liền đề nghị hai người đình chiến, sau đó phái Gia Cát Lượng khuyên hàng Mã Siêu.

Trương Phi và Lữ Bố

Trương Phi đại chiến Lữ Bố ở Hổ Lao quan. Ảnh cắt clip

Xuyên suốt tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, duy nhất Trương Phi là dám xem thường Lữ Bố, cũng chỉ có Trương Phi dám đơn thương độc mã khiêu chiến với người được mệnh danh là "đệ nhất chiến tướng Tam Quốc".

Trong các phiên bản phim truyền hình Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lữ Bố tại Hổ Lao quan hoàn toàn trên cơ, thậm chí đánh rơi cả cay xà mâu trong tay Trương Phi. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết miêu tả trận đơn đấu đỉnh cao này rằng: "Phi khí thể hùng hổ, quyết chiến Lữ Bố. Liên tiếp 50 hiệp bất phân thắng bại. Vân Trường thấy vậy, thúc ngựa, cầm Thanh Long Uyển Nguyệt Đao xông đến tấn công Lữ Bố". Có thể thấy trong nguyên tác của La Quán Trung, trận đấu giữa Trương Phi và Lữ Bố "bất phân thắng bại".

Tại hồi 16 trong nguyên tác, Lữ Bố mua một đàn chiến mã, bị Trương Phi cướp mất. Lữ Bố tức giận, dẫn quân đến Tiểu Bái đòi lí lẽ. Trương Phi nghênh chiến nói: "Ta cướp ngựa ngươi, người bực tức. Người cướp Từ Châu của ca ca thì sao!".

Dứt lời, Lữ Bố tức giận, giương kích lao đến tấn công Trương Phi, Phi cũng xuất mâu tiếp chiến, hai bên trao đổi chiêu thức hơn 100 hiệp không phân thắng bại. Huyền Đức lo sợ có sai sót, bèn ra lệnh rút quân vào thành.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật