Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao trẻ em lại dùng tất đựng quà Giáng sinh?

(DS&PL) -

Mặc dù lễ Giáng sinh đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng không phải ai cũng biết lý do trẻ em dùng tất đựng những món quà.

Nguồn gốc của phong tục treo tất bên lò sưởi trong đêm Giáng sinh

Giáng sinh là một ngày lễ lớn chứa đầy những truyền thống như trang trí cây thông, treo vòng hoa nguyệt quế, ăn gà tây, bánh khúc cây... Với trẻ em trên khắp thế giới, Giáng sinh còn gắn với một điều vô cùng thú vị khiến chúng háo hức: nhận quà từ ông già Noel. Vào dịp này, chúng sẽ treo những đôi tất nhỏ xinh trên lò sưởi vì ông già Noel chui qua ống khói để vào nhà gửi quà.

Truyền thống này được bắt nguồn từ một truyền thuyết liên quan đến Thánh Nicholas từ thế kỷ thứ 3. Chuyện kể rằng một lần Thánh Nicholas - khi đó còn là Giám mục Nicholas, đi ngang qua một gia đình nghèo có con gái đến tuổi lấy chồng.

Theo phong tục của thời đó, cha mẹ đẻ phải tặng những cô dâu của hồi môn - giá trị càng lớn, các thiếu nữ lấy chồng càng thuận lợi. Nhưng người cha lại quá nghèo để có thể mua cho các con những thứ đáng giá. Biết chuyện, Thánh Nicholas đã ném những đồng vàng vào ống khói của gia đình nọ. Những đồng tiền vàng rơi vào vài đôi tất được treo trên lò sưởi để hong khô. Điều này dẫn đến phong tục trẻ em treo tất dưới ống khói để chờ những món quà từ Thánh Nicholas.

Ảnh minh họa.

Ông già Noel tặng quà cho trẻ em vào dịp Giáng sinh có nhiều tên gọi khác nhau. Ở Anh và nhiều nước ở Bắc Âu gọi là ông già Noel hay ông già Giáng sinh. Ở Pháp, ông già Noel được gọi là "Père Nöel". Ở nhiều nước, trong đó có nhiều vùng ở Áo và Đức, người tặng quà được gọi là "Christkind" - một em bé tóc vàng, có đôi cánh - hiện thân chúa Giêsu mới chào đời.

Nước Mỹ thủa ban đầu gọi người tặng quà Giáng sinh là "Kris Kringle" (từ Christkind). Sau đó, những người định cư gốc Hà Lan đã mang tới Mỹ những câu chuyện về Thánh Nicholas và sau này Kris Kringle và Thánh Nicholas trở thành "Sinterklaas" như ngày nay là Santa Claus.

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Âu, kỷ niệm Ngày Thánh Nicholas vào ngày 6/12. Tại Hà Lan và một số quốc gia Châu Âu khác, trẻ em để guốc hoặc giày vào 5/12 (đêm Thánh Nicholas) để nhận quà. Họ cũng tin rằng, nếu để cỏ khô hoặc cà rốt trong giày cho con ngựa của Sinterklaas thì chúng sẽ để lại kẹo.

Thánh Nicholas trở nên nổi tiếng hơn nữa dưới thời Victoria khi các nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ tìm lại được những câu chuyện cổ xưa. Năm 1823, bài thơ nổi tiếng "Chuyến thăm của Thánh Nicholas" được xuất bản. Bài thơ mô tả Thánh Nicholas với 8 con tuần lộc và đặt tên cho những con vật này. Những nhân vật này thực sự nổi tiếng hơn với bài hát Giáng sinh "Rudolph the Red nosed Reindeer" viết năm 1949.

Ảnh minh họa.

Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh

Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu, ngày lễ còn là ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm.

Dần dần ngày lễ Giáng Sinh được đón nhận theo nhiều cách khác nhau, có thể dưới dạng sum họp gia đình, cùng bạn bè có những bữa tiệc thú vị, chính tay chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, treo quà lên cây thông Noel.

Ảnh minh họa.

Giáng Sinh cũng trở thành ngày lễ kì diệu trong kí ức của những em bé, là ngày mà những em bé có thể đặt ra những ước nguyện của riêng mình và trông chờ sự xuất hiện của "phép màu" được tạo ra từ chính những người thân yêu trong gia đình.

Nhiều em bé khi lớn lên vẫn chờ đợi ngày Giáng Sinh và đợi quà của ông già Noel như một phép màu đẹp đẽ giữa cuộc sống bộn bề.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật