Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao Apple trở thành công ty để lộ thông tin nhiều nhất

(DS&PL) -

Một ngày tháng 9, Tim Cook bước lên sân khấu tại San Francisco để công bố sản phẩm hàng triệu người mong đợi. Mọi người đều chăm chú, nhưng không mấy người ngạc nhiên

Một ngày tháng 9, Tim Cook bước lên sân khấu tại San Francisco (Mỹ) để công bố sản phẩm hàng triệu người mong đợi. Mọi người đều chăm chú, nhưng không mấy người ngạc nhiên.

Trang Business Insider tưởng tượng, sau khi giới thiệu những con số ấn tượng về sản phẩm Apple, Cook nhìn quanh khán phòng nơi các nhà báo, các chuyên gia, đối tác công nghệ hàng đầu và các nhân viên Apple đang tỏ ra háo hức rồi nói: "Hôm nay, chúng tôi chia sẻ với quý vị về một sản phẩm mà chúng tôi đã phát triển thời gian qua".

Sau đó, ông cùng Phó giám đốc marketing Phil Schiller công bố iPhone 6.

Mọi người chăm chú lắng nghe về những thông số mà thực ra họ đã biết từ lâu. Đó là một chiếc iPhone mỏng hơn, chỉ khoảng 7 mm nhưng màn hình lớn hơn, cỡ 4,7 inch. Máy được trang bị chip A8, camera cải tiến...

Đám đông sẽ ồ lên thích thú nhưng không có vẻ ngạc nhiên.


Đây cũng là những gì mà lễ ra mắt iPhone 5 và 5S đã diễn ra. Tại sao điều này lại xảy ra khi mà Apple vốn được ca ngợi là một trong những công ty bí mật nhất thế giới nhưng giờ đây lại dễ dàng bị rò rỉ thông tin?

Theo các nhà phân tích và giới truyền thông, nguyên nhân nằm ở chuỗi cung ứng của Apple.

"Không dễ khai thác thông tin từ Apple. Nếu bạn thắc mắc vì sao sản phẩm bị lộ nhiều thế, hẳn là xuất phát từ các nhà cung cấp linh kiện cho họ", Horace Dediu, chuyên gia phân tích về Apple, nhận định. Chuỗi cung ứng của Apple quá lớn. Hãng này ký hợp đồng với khoảng 200 nhà cung cấp linh kiện và ứng dụng để sản xuất và lắp ráp sản phẩm của họ. Những công ty này, hoặc nhân viên trong công ty, có thể bị mua chuộc để tiết lộ thông tin. Giới báo chí muốn đưa tin độc quyền về iPhone 6, giới sản xuất phụ kiện muốn biết về sản phẩm để kịp ra mắt các vỏ cover phù hợp, giới phân tích muốn có thông tin sớm để đưa ra những nhận định chính xác...

"Ở châu Á, rất khó giữ bí mật tuyệt đối bởi việc xây dựng lòng tin qua các mối quan hệ cá nhân rất quan trọng. Do đó, khi muốn tạo một mối quan hệ cá nhân, người làm việc trong chuỗi cung ứng của Apple có thể sẽ 'buôn' một chút về sản phẩm theo kiểu giữa hai người bạn với nhau", Yukari Kane, tác giả cuốn Haunted Empire: Apple After Steve Jobs, mô tả.

Apple nằm trong số những công ty gây tò mò nhất thế giới và hiện có quá nhiều trang web chỉ chuyên viết về họ như 9to5mac, Apple Insider, MacRumors, iMore... Các chuyên gia phân tích của Wall Street thậm chí bay sang châu Á để tìm hiểu về Apple.

Tuy nhiên, Apple sẽ vẫn luôn có bất ngờ và không ai dám khẳng định mọi thông tin rò rỉ là chính xác. Và kể cả khi các thông số đều đúng, lễ ra mắt iPhone 6 sẽ vẫn là sự kiện hot nhất của làng công nghệ năm 2014.

 

Tin nổi bật