Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Soi sức mạnh Tunguska-M1: “Sát thủ diệt máy bay” tác chiến ở Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tầm tấn công của pháo hai nòng trên hệ thống Tunguska-M1 lên tới 4.000 m, trong khi tên lửa dẫn đường phòng không của hệ thống có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10.000 m.

Sputnik đưa tin, mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại hình ảnh hệ thống pháo và tên lửa phòng không tự hành Tunguska-M1 tác chiến trên chiến trường Ukraine.

Theo đó, kíp điều khiển Tunguska-M1 đã nỗ lực bảo vệ các đơn vị vũ trang Nga khỏi những cuộc không kích của đối phương trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

"Chúng tôi làm nhiệm vụ hàng ngày, chiến đấu ở tiền tuyến. Chúng tôi tấn công mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường phòng không ở tầm bắn lên tới 10km", một chỉ huy hệ thống Tunguska-M1 chia sẻ.

Tunguska-M1 đã giúp lực lượng Moscow tiêu diệt các máy bay không người lái do thám gần các vị trí của quân đội Nga. Khí tài này cũng được sử dụng để loại bỏ các tên lửa Ukraine.

Tunguska-M1 được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, chống lại các phương tiện chiến đấu như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, các phương tiện tiến công đường không tầng thấp khác và cả tên lửa hành trình tầm thấp. Một hệ thống Tunguska-M1 có giá lên tới 17,5 triệu USD.

Hệ thống được vận hành bởi kíp chiến đấu 4 người, trong đó chỉ huy, pháo thủ, sĩ quan điều khiển radar ngồi gọn trong tháp pháo còn lái xe ngồi ở phía trước bên trái thân xe.

Tunguska-M1 gồm các tổ hợp vũ khí phòng không di động tầm ngắn tiên tiến có khả năng chiến đấu ngay cả khi đang di chuyển hoặc tại trận địa cố định.

Tunguska tham gia cuộc tập trận chiến thuật tại trường bắn Kapustin Yar ở Vùng Astrakhan. Ảnh: Sputnik International

Tunguska được trang bị hai khẩu pháo phòng không 30 mm hai nòng (2A38); và bệ phóng với tải trọng 8 quả tên lửa dẫn đường phòng không (9M311), được thiết kế để tiêu diệt máy bay và trực thăng bay ở độ cao từ 15 mét đến 3.000 mét. Tunguska có thể tạo ra một "bức tường lửa" theo đúng nghĩa đen, vì ở chế độ bắn tự động, tổ hợp có thể phóng tới 80 viên đạn mỗi giây.

Tốc độ tối đa của tên lửa phòng không dẫn đường 9M311 mà Tunguska phóng ra là 900 m/s, có thể tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ lên tới 500m/s.

Tầm tấn công của pháo hai nòng trên hệ thống Tunguska lên tới 4.000 m, trong khi tên lửa dẫn đường phòng không của hệ thống có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10.000 m (10 km).

Theo tạp chí quân sự Ausairpower, loại radar mới trang bị trên Tunguska-M1 có tên 1RL144M, cung cấp khả năng giám sát 360 độ, và phát hiện mục tiêu trong bán kính 20 km. Radar mới được trang bị bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số giúp hệ thống phản ứng nhanh hơn với các mục tiêu khác nhau, bao gồm các mục tiêu nhỏ, bay nhanh, bay thấp.

Hệ thống súng phòng không/tên lửa đất đối không Tunguska. Ảnh: Sputnik

Theo ông Viktor Litovkin, nhà phân tích quân sự: "Tunguska cũng có thể là công cụ đối chọi với HIMARS. Nó còn có thể bắn hạ Storm Shadow, hay SCALP, hoặc tên lửa Taurus của Đức. Nó cũng có thể tấn công các phương tiện bay không người lái bằng hệ thống pháo 30 mm. Vì vậy, Tunguska có rất nhiều lựa chọn để sử dụng nó trên chiến trường”.

Các nhà thiết kế Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm trong cuộc xung đột Ukraine liên quan đến việc sử dụng quy mô lớn vũ khí của NATO. Tunguska dự kiến sẽ trải qua nhiều sửa đổi hơn nữa dựa trên kinh nghiệm đó.

Ông Litovkin tin rằng nhiều khả năng ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tập trung vào việc cải tiến các loại vũ khí phòng không tinh vi hơn, chẳng hạn như hệ thống tên lửa Pantsir S-1 (tên ký hiệu của NATO là SA-22 Greyhound) - hệ thống kế thừa của Tunguska M1.

Tuy nhiên, Moscow được cho là sẽ không có kế hoạch loại bỏ Tunguska khỏi biên chế. Theo các nhà phân tích quân sự, hệ thống từ thời Liên Xô đã được chứng minh là một "con ngựa ô" hiệu quả cao, thuận tiện và gần như không thể thay thế.

Mộc Miên (Theo Sputnik)

Tin nổi bật