Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sốc trước cách kiếm tiền từ trào lưu "cạp đất để ăn", thoải mái livestream khiến người xem rùng mình

(DS&PL) -

Dù cụm từ "cạp đất mà ăn" vốn để chỉ tình trạng nghèo túng, một nhóm người dùng trên mạng xã hội ở Trung Quốc đang kiếm tiền từ hành vi này theo đúng nghĩa đen.

Dù cụm từ "cạp đất mà ăn" vốn để chỉ tình trạng nghèo túng, thiếu thốn tiền bạc, một nhóm người dùng trên mạng xã hội ở Trung Quốc đang kiếm tiền từ hành vi này theo đúng nghĩa đen.

Theo truyền thông Trung Quốc, hành vi ăn đất thuộc về hội chứng Pica, thèm ăn và nhai những chất không có giá trị dinh dưỡng; và ở trường hợp này chính là ăn đất. Ngoài các video về chủ đề ăn đất, trên mạng xã hội còn bùng nổ số lượng các livestream ăn đất.

Bên cạnh đất nâu thông thường, người bán còn tích cực giới thiệu các loại đất khác như: Đất trắng Tân Cương, đất hun khói, đất sét nung, đất đỏ,... Thậm chí, cách thức ăn đất và âm thanh phát ra khi ăn đất cũng rất khác biệt.

Chẳng những vậy, một số người livestream còn sử dụng đất để làm nước chấm, tạo cho người xem một cảm giác "ăn ngon miệng".

Trào lưu ăn đất bị chỉ trích là gây hại cho sức khỏe, dễ khiến trẻ em bắt chước theo và gặp nguy hiểm. (Ảnh: BBC)

Trở thành trào lưu song các video livestream cảnh ăn đất vấp phải nhiều phản đối từ cộng đồng mạng. Nhiều người dùng bày tỏ rằng dùng đất làm thức ăn là hành vi cực kỳ nguy hiểm, có thể gây khó tiêu, chảy máu đường tiêu hóa.

Hơn nữa, những video này dễ khiến các đối tượng nhỏ tuổi hơn bắt chước mà không ý thức được hết mức độ gây hại.

Số khác bày tỏ hành động lợi dụng người mắc hội chứng Pica để kiếm tiền là vô đạo đức.

Trước thực tế các video livestream cảnh ăn đất xuất hiện ngày một nhiều, nhiều chuyên gia Trung Quốc cho hay các nền tảng trực tuyến cần tăng cường giám sát và cấm hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, một nhà kiểm duyệt nội dung tiết lộ những video ăn đất này hiện được thực hiện bởi một nhóm tương đối nhỏ nên chưa có yêu cầu chặn rõ ràng.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật