Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sợ ra đường ô nhiễm nên "trốn" trong nhà, bạn có an toàn hơn?

(DS&PL) -

Lời kêu gọi mọi người nên tránh ra đường do ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến nhiều người cố thủ ở nhà, nhưng chưa chắc đây đã là một giải pháp an toàn.

Lời kêu gọi mọi người nên tránh ra đường do ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến nhiều người cố thủ ở nhà, nhưng chưa chắc đây đã là một giải pháp an toàn.

Ô nhiễm không khí trong nhà còn đáng sợ hơn ở ngoài đường

Ô nhiễm không khí Hà Nội đang ở mức báo động tím khiến nhiều người giờ mới nhận ra tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà, "lô cốt" cuối cùng để tránh nạn cho sức khỏe. Bởi theo đánh giá, những ngôi nhà hiện đại đang ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn.

Những ngôi nhà khép kín tạo điều kiện cho các nhân tố ô nhiễm tích tụ. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 - 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời. Ở Việt Nam, hầu hết các ngôi nhà hiện đại có cấu trúc khép kín, tạo điều kiện cho các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ, khiến cho nồng độ ô nhiễm tăng cao hơn.

Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà đến từ nhiều chính đồ vật trong nhà như: Sưởi ấm, nấu ăn, làm sạch, khói thuốc, nước hoa và đồ nội thất. Đôi khi những tác nhân này còn đến từ bên ngoài lọt vào như virus, vi khuẩn... đeo bám khi bạn tiếp xúc với những vật dụng nơi công cộng.

Bạn có thể không tin, nhưng chỉ một hành động di chuyển đơn giản cũng làm khuấy động những hạt bụi.

Trong các tác nhân hóa học gây ô nhiễm, một số chất nguy hiểm ẩn nấp trong nhiều loại sản phẩm khác nhau và có nét chung là tỏa ra mùi hương như nước hoa xịt phòng, mùi sơn, mùi gỗ mới, cồn, thuốc lá, mùi mồ hôi... Nhiều chất nằm trong danh sách các chất gây ung thư của WHO như benzen, trichlorethylene, trichloroethylene và fomandehit.

Một số tác nhân lại có nguồn gốc sinh học như phấn hoa, các loại nấm mốc và các chất gây dị ứng phát ra từ các loại vật nuôi, sâu bọ, gián... Các chuyên gia cho rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc.

Giải pháp cho tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Theo thống kê năm 2012 của WHO, mỗi năm có 4,3 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà, gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong nấu ăn. Trong những người chết, 12% số người tử vong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu máu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% chết vì ung thư phổi.

Tăng cường dọn dẹp vệ sinh để làm sạch nhà bạn.

Con người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà "trong lành hơn ngoài trời". Tuy nhiên, mỗi ngày trung bình bạn tiêu thụ khoảng 1,3kg thực phẩm và 1,2kg nước nhưng hít thở đến 18kg không khí. Do vậy, việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà để tự bảo vệ sức khỏe gia đình là điều cần thiết.

Chỉ những việc đơn giản như mở cửa sổ tăng cường lưu thông gió, không hút thuốc hay đốt nến trong nhà, dùng các loại sàn có bề mặt cứng giúp các bụi bẩn và lông của vật nuôi bám vào thảm có thể quay trở lại không khí.... cũng có thể làm giảm ô nhiễm không khí.

Cần phải tăng cường vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tiệt trừ những nguồn phát sinh gây bụi, mốc, nấm... Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí giải phóng các gốc OH tự do để hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm và ức chế hoạt động của chúng.

Trồng cây xanh cũng là một giải pháp hữu ích.

Việc giữ độ ẩm trong nhà khoảng từ 30% đến 50%, sử dụng thảm chùi chân, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm làm sạch hoặc làm mát không khí, trồng một ít cây cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật