Việt nam là một trong 60 quốc gia tham gia vào thị trường tín chỉ carbon và là quốc gia luôn nằm trolng top đầu về giao dịch mua bán tín chỉ này. Chiến lược phát triển tầm nhìn 2030-2050, sau 3 năm thực hiện chiến lược phát triển lâm Nghiệp của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Hình ảnh minh họa
Cụ thể, diện tích rừng nước ta hiện nay là 14,79 triệu ha, với độ che phủ trên 40%. Giá trị rừng sản xuất đang tăng ổn định ở mức 4,6%, có những năm cao trên 6%, đem lại nguồn thu phí dịch vụ môi trường khoảng 11.000 tỷ đồng.
Nổi bật hơn, kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục lập kỷ lục, điển hình năm 2022 đạt hơn 17 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu lên tới gần 40 tỷ USD trong vòng 3 nam gần đây. Trong năm v ừa qua, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon và thu về hơn 50 triệu USD. Trong số 60 quốc gua có khả năng bán tín chỉ carbon, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và đẩy mạnh thị trường này.
Về tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon, Cục Lâm nghiệp tính toán, trên diện tích rừng hiên nay, nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.Với đơn giá 5 USD/tín chỉ, ngành lâm nghiệp ước thu về 200 triệu USD, tương đương gần 5.000 tỷ đồng. Đây là một con số rất lớn, tương đương nguồn đầu tư công hàng năm của ngành.
Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Emergent - cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022-2026.
Việc chuyển nhượng, thương mại tín chỉ carbon rừng sẽ huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Theo báo Đầu Tư, theo các chuyên gia, tín chỉ carbon là khái niệm mới tại Việt Nam, nên dễ dẫn đến tình trạng sai lệch trong truyền tải thông tin.
Tiêu biểu như thông tin về thương vụ chuyển nhượng tín chỉ carbon trị giá hơn 50 triệu USD từ rừng của Việt Nam với ngân hàng Thế giới (WB) được công bố hồi cuối tháng 12/2023. Theo ông Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thương mại Intraco, thương vụ này bản chất không được coi là hoạt động mua bán tín chỉ carbon.
Với kinh nghiệm của một người trong nghề, ông Dũng đánh giá đây là khoản tài trợ không hoàn lại cho việc giảm phát thải carbon của Việt Nam, nhằm đáp ứng cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định (gọi tắt là NDC), chứ không liên quan đến việc đăng ký phát hành hay mua bán tín chỉ carbon từ các dự án trồng rừng.
Ông Giang nhấn mạnh, trong thương vụ giữa Việt Nam và WB, không nên mặc định 10,3 triệu tấn CO2 tương đương với 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.
“Một tấn CO2, khi được đăng ký trong trong các chương trình giảm phát thải carbon và đặt trong thị trường carbon, sẽ tương đương với một tín chỉ carbon. Như vậy 1 tấn CO2 sẽ trở thành 1 tín chỉ carbon, phụ thuộc vào quy định và tiêu chuẩn của từng chương trình hoặc thị trường carbon cụ thể, được xác minh, và cấp ”credit”. Trong trường hợp này, chúng ta nên hiểu Việt Nam thu hơn 50 triệu USD từ việc giảm 10,3 triệu tấn carbon bằng phương pháp tránh phá hủy và suy thoái rừng , chứ không phải bán 10,3 triệu tín chỉ carbon”, vị chuyên gia cho biết.
Hoa Hồng (T/h)