Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sáng nay (29/11), bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước theo dõi.

Báo Sức Khỏe & Đời Sống đưa tin sau 22,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sáng 29/11, Quốc hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trước khi họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6.

Cụ thể, theo chương trình, đầu giờ sáng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Từ 9h ngày 29/11, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6. Phiên bế mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước theo dõi.

Tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trước khi kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Sáng 29/11, Quốc hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trước khi họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6. Ảnh minh họa: VOV

Như vậy, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thông qua 7 dự án luật, gồm Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước, theo thông tin trên VOV.

2 dự án luật ban đầu dự kiến thông qua nhưng sau khi thảo luận, Quốc hội quyết định tiếp tục nghiên cứu và xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

8 dự án luật khác đã được cho ý kiến, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

XEM THÊM: Dự kiến các điểm bắn pháo hoa tại TP.HCM trong dịp Tết dương lịch 2024

Về công tác giám sát, Quốc hội dành 2,5 ngày tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh cho Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả lấy phiếu được công bố công khai.

Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật