Người phụ nữ Ấn Độ đã sinh con ngay trên đường về quê, sau đó ôm em bé đi bộ suốt quãng đường dài 160 km.
Sản phụ ôm con đi bộ 160 km. Ảnh minh họa: CNN |
Mới đây, một sản phụ không rõ danh tính đã đi bộ cùng chồng và bốn đứa con từ thành phố Nashik, ở Maharashtra, đến thị trấn Satna ở bang Madhya Pradesh liền kề.
Trên đường, người phụ nữ đã dừng lại và sinh một bé gái. Vài ngày sau, cô bị Kavita Kanesh, một quan chức tại một trạm kiểm soát ở Madhya Pradesh chặn lại.
Kanesh trả lời đài CNN: "Cô ấy chỉ nghỉ khoảng một tiếng rưỡi đến hai giờ sau khi sinh. Gia đình không có tiền, không có phương tiện đi lại, không ai cho họ đi nhờ".
Kanesh cho biết em bé được sinh ra vào ngày 5/ 5, bốn ngày trước khi họ đến trạm kiểm soát.
Gia đình đã rời Nashik vì họ không có nơi ở và thất nghiệp do dịch Covid-19 khiến họ không còn cách nào để kiếm tiền, theo ông Kanesh.
Ông Kanesh chia sẻ thêm, cô đã sắp xếp cho người phụ nữ được đưa đến cơ sở kiểm dịch và được điều trị y tế.
Hàng ngàn công nhân nhập cư đã cố gắng rời khỏi các thành phố Ấn Độ và trở về làng quê của họ kể từ khi lệnh phong tòa toàn quốc có hiệu lực.
Do việc đóng cửa, ngừng hoạt động của giao thông công cộng, một số người đã buộc phải thực hiện các chuyến đi bằng chính đôi chân của mình.
Ấn Độ cho đến nay đã ghi nhận hơn 78.000 trường hợp coronavirus và 2.551 trường hợp tử vong, theo dữ liệu được biên soạn bởi Đại học John Hopkins.
Hôm 12/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, gói cứu trợ trị giá 264 tỷ USD, tương đương 10% Tổng sản phấm quốc nội (GDP), dự kiến được tung ra nhằm hỗ trợ cho người nông dân, lực lượng lao động mất việc làm, cũng như các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do lệnh phong tỏa Covid-19.
“Gói cứu trợ trên sẽ tập trung vào các lĩnh vực đất đai, người lao động, thanh khoản và nhiều vấn đề khác. Các lực lượng tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân trung lưu và nhiều ngành công nghiệp cũng sẽ nhận được khoản hỗ trợ này”, ông Modi.
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ từng tung ra một gói cứu trợ kinh tế cho tầng lớp người lao động nghèo, khi lệnh phong tỏa toàn quốc vì dịch bệnh bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, lúc đó một số lĩnh vực nhận được rất ít hoặc không nhận được khoản cứu trợ trên, theo BBC.
Mộc Miên (Theo CNN)