Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rác thải nhựa: Kẻ thù của sự sống và mối đe dọa của sự phát triển bền vững

(DS&PL) -

Sáng 9/6, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa.

(ĐS&PL) Sáng 9/6, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa. Tham dự lễ ra quân có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các Bộ, ban ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ... và đông đảo người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đại biểu đi bộ tuần hành cổ vũ phong trào chống rác thải nhựa

Rác thải nhựa...kẻ thù của sự sống.

Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa đổ ra, trôi nổi trên các đại dương. Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Nhưng nguy hiểm hơn là hạt vi nhựa. Hạt nhựa siêu vi (rất nhỏ) đến từ nguồn do rác thải nhựa phân hủy có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật sống dưới nước, qua đó nhiễm vào và phá hủy tế bào trong cơ thể người khi ăn cá và các loại sinh vật khác.

Con người cần nâng cao nhận thức về mối nguy hại của rác thải nhựa với môi trường và sự sống

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) và Đại học Inđônêxia đã thu gom những con cá được bán ở các chợ thuộc vịnh Half Moon và Princeton (bang California, Mỹ) và biển Makassar (Inđônêxia) về để phân tích. Họ phát hiện ra rằng, ở Inđônêxia, 28% tổng số cá thể cá và 55% loài động vật biển được lấy mẫu có rác thải nhựa trong dạ dày và đường ruột. Tại Mỹ, rác thải nhựa được tìm thấy trong 25% cá thể cá và 67% các loài động vật biển được lấy mẫu. Các hạt nhựa nhân tạo cũng được tìm thấy trong 33% mẫu cá thể động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…) .

Việc sử dụng túi nilon đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sử dụng túi nilon mang đến sự tiện lợi rất lớn cho người dùng với giá thành rất rẻ, tuy nhiên nó đang là bóng ma tàn phá ghê gớm cho môi trường và con người. Những đồ vật nhựa có kích thước lớn có thể mắc kẹt trong cổ họng của động vật, hoặc làm hỏng dạ dày, chiếm vị trí trong dạ dày khiến chúng không thấy đói, lâu dần sẽ suy kiệt và chết.

Trong thời gian vừa qua, một số địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng đã có những mô hình, sáng kiến, hành động thiết thực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải. 

Với mối nguy hiểm ngày một tăng từ rác thải nhựa, Việt Nam đã phát động phong trào kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng cùng thống nhất nhận thức, chung tay hành động chống rác thải nhựa. 

Chống rác thải nhựa vì sự phát triển bền vững

Tại buổi lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện quyết tâm của Việt Nam sẽ nỗ lực của các nước trên thế giới, đã tích cực đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Thủ tướng hoan nghênh việc thành lập Liên minh các doanh nghiệp Chống rác thải nhựa và đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến của một số địa phương, một số đơn vị, các tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong xử lý vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường cho các cháu học sinh, sinh viên, các thế hệ tương lai của đất nước ta.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại về rác thải nhựa, từ nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp, người dân đến thói quen phổ biến trong sinh hoạt, sử dụng túi nylon. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, để người dân Việt Nam hiện tại, các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta được sống trong môi trường trong lành, an toàn và bền vững.

Rác thải nhựa mối nguy hại cho sự phát triển bền vững

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, cần quyết tâm chính trị cao, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, thực hiện phương châm: nhà nhà hạn chế rác thải nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nói không với rác thải nhựa. Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quan tâm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động chống rác thải nhựa. Từng cơ quan, đơn vị có chương trình, kế hoạch thực hiện ngay các hoạt động cụ thể chống rác thải nhựa như hạn chế, tiến đến không dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong cơ quan, đơn vị; hạn chế sử dụng kinh phí Nhà nước mua sắm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần...

Nhân dịp này, Thủ tướng đã trao chứng nhận cho Liên minh chống rác thải nhựa với sự tham gia, cam kết của các đơn vị, tổ chức ngành hàng tiêu dùng, ngành hàng bán lẻ. Để cổ vũ và hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa lan tỏa, phát triển mạnh mẽ hơn trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu đã đi bộ đồng hành tại phố đi bộ khu vực Bờ hồ Hoàn Kiếm.

 Một số hành động nhằm ngăn chặn làn sóng ô nhiễm rác thải nhựa:

1. Tái sử dụng nhựa ở trường học, nơi công tác hoặc cộng đồng.

2. Tham gia dọn dẹp ao hồ gần nhà bạn và nhặt rác, ghi chép về rác nhựa gây ảnnh hưởng đến bờ biển, sông ngòi, ao hồ. 

3. Tham gia cộng đồng nhằm xác định, ghi chỉ dấu địa lý và thu thập rác qua ứng dụng OceanSwell khi bạn dọn rác quanh bờ biển, sông ngòi, ao hồ.

4. Lựa chọn không dùng nhựa! Chuyển sang sử dụng chai lọ và túi có thể tái sử dụng, nói KHÔNG với túi nhựa hoặc vật dụng nhựa chỉ sử dụng một lần.

Quyết Tuấn/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật