Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quyền thần nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc: Khơi dậy binh biến, có liền 4 con và bị sát hại ở tuổi 13

(DS&PL) -

Trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện không ít những nhân vật có quyền lực lớn hơn cả hoàng đế đương triều, được gọi là quyền thần.

Trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện không ít những nhân vật có quyền lực lớn hơn cả hoàng đế đương triều, được gọi là quyền thần.

Vào thời kỳ cuối Đông Hán, Tào Tháo dùng thiên tử lệnh chư hầu, có thể nói là một điển hình của quyền thần. Có không ít những quyền thần thậm chí còn phế truất hoàng đế để lập ra triều đại mới, như Tống Võ Đế Lưu Dụ, Tùy Văn Đế Dương Kiến, Lương Thái Tổ Chu Ôn,...

Điểm chung của những quyền kể trên đều những người trưởng thành, từng trải và dày dạn kinh nghiệm chính trường.

Tuy nhiên, trong lịch sử từng xuất hiện một quyền thần 13 tuổi, đó chính là Bắc Tề Lang Da Vương Cao Nghiễm vào thời kỳ Nam-Bắc triều.

Cao Nghiễm là quyền thần nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa

Nói đến Bắc Tề, đây là một triều đại khá hỗn loạn. Đặc điểm chung của các hoàng đế Bắc Tề là hoang dâm vô đạo và tàn bạo khát máu. Vì vậy mà triều đại Bắc Tề chỉ tồn tại 28 năm.

Cao Nghiễm và Cao Vĩ đều là con trai của Hoàng đế Cao Trạm và Hồ Hoàng hậu. Cao Nghiễm sinh năm 558 sau Công Nguyên, kém Cao vĩ 2 tuổi, từ nhỏ đã bộc lộ sự dũng cảm và một trí tuệ phi thường. Trong khi đó Cao Vĩ lại có tình tình nhu nhược.

Năm 565, do có các dấu hiệu chiêm tinh cho thấy rằng ngôi vị hoàng đế cần phải thay đổi, và cũng do muốn lấy lòng Hồ hoàng hậu và Cao Vĩ, các sủng thần của Vũ Thành Đế là Hòa Sĩ Khai và Tổ Thỉnh đã đề xuất Vũ Thành Đế nên tránh điềm xấu này bằng cách truyền ngôi cho Cao Vĩ, cũng là hoàng đế cuối cùng của nhà Bắc Tề.

Cao Nghiễm từng hỏi Hoàng đế Cao Trạm: "Hoàng huynh có tính nhu nhược, huynh ấy làm sao có thể lãnh đạo đất nước?". Cả Thái thượng hoàng và Thái thượng hoàng hậu đều từng tính đến việc phế truất Cao Vĩ và lập Cao Nghiễm làm hoàng đế, song cuối cùng đã không làm như vậy.

Tuy nhiên, những đại ngộ mà Cao Nghiễm nhận được không thua gì hoàng huynh của mình. Thậm chí, với sự thông minh cùng tính cách cương trực, Cao Nghiễm được phong vương khi mới 9 tuổi, từng đảm nhận chức vụ Thống lĩnh Đại tướng quân, Thị trung, Kinh Kỳ Đại đô đốc, Thượng thư lệnh,... có thể nói là nắm đại quyền, hô phong hoán vũ trong triều.

Hoàng đế Cao Vĩ từng suýt bị Cao Nghiễm đoạt lật đổ. Ảnh minh họa

Năm 569, Hoàng đế Cao Trạm lâm bệnh nặng và qua đời đột ngột, Hồ Hoàng hậu sau đó cũng trở thành thái hậu. Hồ Thái hậu trước đó vốn đã dan díu tư thông với Hòa Sĩ Khai, sau khi Cao Trạm qua đời, mối quan hệ này càng trở nên công khai.

Hòa Sĩ Khai dựa vào Hồ Thái hậu mà thâu tóm quyền lực, khiến nhiều người tỏ ra bất mãn, Cao Nghiễm cũng là một trong số đó và đã giết chết người này.

Không dừng lại ở đó, Cao Nghiễm còn muốn phế truất hoàng huynh của mình nên dẫn hơn 3.000 binh mã tiến thẳng và hoàng cung, khiến Hoàng đế Cao Vĩ run sợ, cầu cứu khắp nơi.

Chiến tướng hàng đầu nhà Bắc Tế là Hộc Luật Quang dù ủng hộ Cao Nghiễm giết Hòa Sĩ Khai nhưng ông vẫn một lòng trung thành với hoàng đế. Do đó, Hộc Luật Quang đã giúp Cao Vĩ dẹp tan cuộc binh biến của Cao Nghiễm.

Trong thời gian ấn náu sau thất bại, Cao Nghiễm đã khiến 4 cung nữ mang thai. Ảnh minh họa

Thất bại, Cao Nghiễm chỉ có thể trốn vào trong cung cùng thái hậu, nhờ mẹ bảo vệ tính mạng cho mạng. Trong thời gian nhàn rỗi này, Cao Nghiễm đã làm cho 4 cung nữ mang thai.

Các quần thần trong triều cho rằng Cao Nghiễm là đại họa tiềm ẩn, cần phải diệt trừ sớm. Hoàng đế Cao Vĩ do dự một hồi lâu, cuối cùng quyết định phái sát thủ Lưu Đào Chi đi giết Cao Nghiễm.

Sự kiện xảy ra vào mùa đông năm 571, Cao Nghiễm khi đó 13 tuổi, bốn người con trai của Cao Nghiễm được sinh ra sau đó cũng bị giết.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật