Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc hội thông qua 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Quốc hội vừa thông qua Luật đầu tư sửa đổi trong đó có thêm nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 1/7/2017.

(ĐSPL) – Quốc hội vừa thông qua Luật đầu tư sửa đổi trong đó có thêm nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ 1/7/2017.

Theo thông tin được Vov.vn đăng tải, tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, 410/456 đại biểu đã tán thành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

Phần lớn các nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.


Riêng quy định đối với 2 ngành, nghề: Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.

Trước đó, trong báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày đề cập: Quá trình thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị cần thống nhất nguyên tắc chung khi bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Báo Hải Quan đăng tin, ông Vũ Hồng Thanh cho biết thêm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện theo đúng nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Đầu tư: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng xuất khẩu gạo là một ngành đặc thù, liên quan đến an ninh lương thực quốc gia. Việc xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu gạo của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế, hơn nữa để đẩy mạnh liên kết giữa người sản xuất lúa với doanh nghiệp xuất khẩu thì xuất khẩu gạo cần phải được quản lý chặt chẽ, do đó xin giữ như dự thảo luật.

NGỌC BÉ (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]NNLb0ANS7q[/mecloud]

Tin nổi bật