Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Qua cầu dây văng lớn nhất Việt Nam thế nào cho an toàn?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra thông báo về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông khi thông xe cầu Nhật Tân.

(ĐSPL) - Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra thông báo về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông khi thông xe cầu Nhật Tân và đường nối sang sân bay Nội Bài đến điểm cầu Nhật Tân.

Sở GTVT khuyến cáo khi gió to phương tiện thô sơ không nên đi qua cầu Nhật Tân (Ảnh Zing).

Theo tin tức từ Dân trí, Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra thông báo về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông khi thông xe cầu Nhật Tân và đường nối sang sân bay Nội Bài đến điểm cầu Nhật Tân. Thời gian thực hiện hướng dẫn trên bắt đầu từ 13h ngày 4/1/2015.

Cụ thể, từ đường Vành đai 2 (Xuân La - Nguyễn Hoàn Tốn) đến cầu Nhật Tân cấm các phương tiện dừng đỗ xe sai vị trí từ nút giao Xuân La – Vành đai 2 đến đường qua Sân bay Nội Bài.

Các phương tiện từ Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân di chuyển đến điểm giao giữa đường Vành đai 2 với Xuân La, đường Nguyễn Hoàng Tôn để lên cầu Nhật Tân và ngược lại.

Tất cả các phương tiện từ đường Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ, An Dương Vương theo đường An Dương Vương đến vị trí nút giao với tuyến nhánh 1C (phía đường Yên Phụ) để lên cầu Nhật Tân.

Người đi bộ, xe súc vật kéo bị cấm đi qua cầu Nhật Tân. Với các loại xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện chỉ được phép hoạt động từ 22h đến 5h sáng và phải đi theo làn tuyến quy định.

Bên cạnh đó, sở GTVT cũng đưa ra khuyến cáo khi gió cấp 6 trở lên xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện không nên đi qua cầu.

Cầu Nhật Tân sẽ có thêm một tên khác là cầu "Hữu nghị Việt - Nhật".

Trước đó, theo tin tức trên Vietnam+, vào ngày 26/12 tại buổi làm việc giữa Nhật Bản và Việt Nam về việc bàn về tên cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, phía nước bạn mong muốn đặt tên cầu là “Hữu nghị Việt- Nhật”.

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 11 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV diễn ra vào đầu tháng 12 vừa qua, đa số đại biểu cho rằng, đây là cầu có ý nghĩa lịch sử nên quyết định giữ nguyên tên cầu là “Nhật Tân”.

Xem video tham khảo:

Cận cảnh cầu Nhật Tân trước ngày thông xe

Để ghi lại mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, trên bảng ghi tên cầu, ngoài tên “Nhật Tân” còn có thêm tên “Hữu nghị Việt - Nhật” bên dưới. Bộ Giao thông Vận tải đã đúc bảng tên cầu bằng đồng và gắn ở hai đầu.

Được biết, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được khởi công từ tháng 3/2009, thiết kế, thi công và giám sát bởi các nhà thầu chính Nhật Bản và sự tham gia của một số Nhà thầu Việt Nam.

Tin nổi bật