Khi con vui, mẹ chia sẻ niềm vui cũng con. Khi con buồn, mẹ có thể tâm sự cùng con. Khi con khóc, mẹ có thể an ủi, dỗ dành con. Nhưng khi con tăng động giảm chú ý, mẹ bối rối lắm, không biết phải can thiệp và điều trị cho con như thế nào?
Biểu hiện của trẻ tăng động?
Trẻ em đang tuổi ăn, tuổi chơi. Trẻ hoạt động không ngừng bởi với trẻ mọi thứ đều rất mới mẻ và lạ lẫm. Nhưng ba mẹ đừng chủ quan, khi trẻ hoạt động quá mức không đơn thuần chỉ là trẻ hiếu động, tò mò về những thứ xung quanh mà có thể trẻ có dấu hiệu của tăng động giảm chú ý.
Ba mẹ hãy chú ý 9 dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý dưới đây:
Trẻ tăng động không kiềm chế được cảm xúc. |
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để can thiệp kịp thời cho trẻ.
Can thiệp và điều trị cho trẻ tăng động
Trẻ tăng động giảm chú ý rất nhạy cảm, cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ lại có những phương pháp can thiệp khác nhau, bởi mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào.
Liệu pháp hành vi
Trẻ luôn có những hoạt động quá mức bình thường, không kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc của mình. Do đó cần phải có những giải pháp điều chỉnh hành vi cho trẻ.
Áp dụng phương pháp này chính là ba mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động tới trẻ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
Ba mẹ nên lập một thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập dần thói quen làm việc theo kế hoạch. Khi trẻ biết được ngày hôm nay trẻ cần học những gì, làm những gì sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn, sẽ hạn chế được những hoạt động bộc phát hoặc mất kiểm soát cảm xúc. Đồng thời khi lập thời gian biểu cho trẻ, dù bạn không ở nhà trẻ vẫn có thể tự thực hiện, ví dụ như đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối, rửa tay trước khi ăn cơm.
Điều chỉnh từng hành vi một, nếu ba mẹ đặt quá nhiều mục tiêu rằng con phải thế này hay phải thế khác có thể gây tâm lý ức chế cho trẻ. Điều này không những không đem lại kết quả gì mà còn phản tác dụng. Nên tập trung vào một vài hành vi nhất định, ví dụ không được đánh bạn, phải xin lỗi bạn khi mình mắc lỗi. Nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ mỗi khi trẻ thực hiện không đúng, và theo dõi sự cải thiện của trẻ từng ngày.
Tuyệt đối không la mắng hay đánh trẻ bởi những hành vi đó của ba mẹ có thể khiến trẻ cho rằng ba mẹ cũng giống mình. Hãy kiên nhẫn cải thiện cho trẻ từng ngày. Đồng thời ba mẹ cần nhớ phải chăm sóc cho bản thân để có động lực cũng như tích thêm năng lượng trong hành trình nuôi dạy con tăng động.
Tâm lý trị liệu
Là phương pháp trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Ba mẹ nên dành thời gian bên con nhiều hơn để tâm sự với con kể cả từ những thứ nhỏ nhất để có thể thấu hiểu được con muốn gì, con muốn làm gì. Đôi khi chỉ là một câu “ Trưa nay con thích ăn gì?”, mà bạn có thể diễn giải ra thành một câu chuyện.
Ba mẹ cũng có thể tham khảo những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm lý hoặc những kinh nghiệm chia sẻ của những ba mẹ cùng hoàn cảnh. Bởi hơn ai hết họ là những người có chuyên môn và có trải nghiệm sẽ giúp bạn có những chỉ dẫn đúng đắn.
Chia sẻ của bác sĩ bệnh viện Nhi TƯ về giải pháp cho trẻ tăng động giảm chú ý
Giảm căng thẳng cho trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, khó kiềm chế cảm xúc của mình. Đặc biệt khi trẻ căng thẳng thì tình trạng này có thể tệ hơn. Dạy trẻ học cách bình tĩnh bằng cách kể cho trẻ một câu chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ.
Giảm căng thẳng cho trẻ tăng động. |
Tăng sự tập trung cho trẻ
Trẻ tăng động luôn cảm thấy hứng thú với rất nhiều thứ, trẻ có thể bắt đầu rất chăm chú và tỉ mỉ nhưng không có tính liên tục, gián đoạn khi có gì đó hay ho hơn. Vì thế, khi trẻ học tập hoặc ba me phân công nhiệm vụ cho trẻ, ba mẹ nên hạn chế những yếu tố ngoại cảnh như âm nhạc, tivi, hay đồ chơi..., tạo không gian yên tĩnh cho trẻ để trẻ không bị phân tâm.
Hạn chế cho trẻ xem tivi
Trẻ tăng động có thể một phần do ảnh hưởng từ các chương trình mang tính bạo lực như phim hành động mạnh, các phim giới hạn độ tuổi...Trẻ chưa đủ nhận thức để nhận biết thế nào là đúng và sai. Có thể cho trẻ theo dõi các chương trình tuổi thơ lành mạnh dành cho độ tuổi của trẻ.
Thuốc điều trị
Thuốc an thần có thể được sử dụng cho trẻ để làm dịu tinh thần cho trẻ, giảm triệu chứng lo âu, cũng như bồn chồn của trẻ. Tuy nhiên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt nhiên không được sử dụng một cách tùy ý và trong một thời gian dài khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ não. Điển hình phải kể đến Vương Não Khang, đông tây y kết hợp, đã được kiểm chứng tại Bệnh viện Nhi TW cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt trong:
➢ Cải thiện giấc ngủ, hành vi tăng động.
➢ Cải thiện rối loạn hành vi, giảm bớt lo âu.
➢ Giúp tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ.
Vương não khang. |
Ba mẹ thiếu quan tâm có phải là lý do khiến trẻ tăng động giảm chú ý
Hiện nay chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Sự thiếu quan tâm của ba mẹ cũng là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn tới tình trạng này của trẻ. Ba mẹ nên chú ý, phát hiện sớm bao giờ cũng tốt cho phương pháp can thiệp kịp thời.
Bất cứ người mẹ nào cũng không thể quên được nỗi đau khi chuyển dạ, và tất nhiên càng không thể quên được giây phút hạnh phúc nghe thấy tiếng con khóc khi vừa chào đời. Do đó nỗi đau nhất cũng đã trải qua rồi, không còn gì có thể làm khó được mẹ. Đừng vì sự sao nhãng nhất thời của mình mà làm chậm trễ can thiệp cho trẻ.
Nếu còn vấn đề gì THẮC MẮC, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí.
Thùy Dung