Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phú Yên: Xe buýt mất lái đâm dải phân cách, 9 người bị thương

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Chiếc xe buýt mất lái khiến 9 người bị thương, trong đó 7 người phải đi cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định.

(ĐSPL) – Chiếc xe buýt mất lái khiến 9 người bị thương, trong đó 7 người phải đi cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Phú Yên và tỉnh Bình Định.

Theo tin tức trên báo VOV, khoảng 10h15 ngày 31/12, trên QL1A đoạn qua thôn Phú Tân 2, xã An Cư,(huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm 9 người bị thương

Vào thời điểm trên, chiếc xe buýt biển kiểm soát 78K - 7375 của doanh nghiệp Anh Tuấn do tài xế Mạc Thế Nhân, 38 tuổi, trú tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa điều khiển chở khoảng 20 hành khách, lưu hành theo hướng Bắc - Nam.

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông do xe buýt gây ra. (Ảnh: Giao thông)

Báo Giao thông cũng đưa tin, khi đến địa phận thôn Phú Tân 2, xã An Cư, huyện Tuy An thì chiếc xe buýt bị mất lái đâm vào dải phân cách giữa, sau đó nhào qua phần đường dành cho phương tiện lưu hành theo hướng nam - bắc.

Vụ tai nạn làm 9 hành khách trên xe buýt bị thương, trong đó 7 người phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Chiếc xe buýt hư hỏng nặng.

Hiện nay, trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có 2 doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe buýt hoạt động, gồm doanh nghiệp Anh Tuấn khai thác tuyến Tuy Hòa - La Hai, doanh nghiệp Cúc Tư khai thác tuyến Tuy Hòa - Sông Cầu.

Trong suốt thời gian qua, tình trạng người điều khiển phương tiện của 2 doanh nghiệp này thường xuyên

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ (Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Tin nổi bật