Nói dối là hiện tượng phổ biến ở trẻ em khi lo sợ bị trách mắng, thay vì gay gắt với trẻ, bố mẹ nên có những biện pháp giáo dục mềm mỏng, phù hợp.
Người mẹ trong câu chuyện dưới đây đã tìm đến bác sĩ tâm lý khi bất ngờ phát hiện con gái 3 tuổi đã biết nói dối. Chuyện là ở lớp mẫu giáo, cô bé đã tè dầm và phải thay một bộ quần áo khác. Khi người mẹ hỏi, cô bé lại nói dối rằng do uống nước không cẩn thận bị đổ lên quần áo và phải thay bộ khác. Chị vô cùng hoang mang, vội đến tìm gặp chuyên gia để hỏi rằng nên làm gì khi con biết nói dối ở độ tuổi quá nhỏ.
Ảnh minh họa |
Trái với sự lo sợ của người mẹ, chuyên gia tâm lý lại trả lời: "Không sao đâu, đứa trẻ hoàn toàn bình thường và xin chúc mừng cô vì con cô có EQ rất cao".
Li Kang, một học giả tại Đại học Toronto, Canada nghiên cứu hành vi nói dối ở trẻ em trong suốt 20 năm. Trong một nghiên cứu, ông đã mời các bé tham gia chơi một trò chơi đoán số lần chơi bài, sẽ có phần thưởng cho người đoán trúng, yêu cầu là bọn trẻ không được nhìn trộm.
Nhưng kết quả là, sau khi Li Kang ra khỏi phòng, 90% trẻ tham gia trò chơi đã nhìn trộm ngay sau 5 giây. Khi kết thúc trò chơi nhận được kết quả sau: 30% trẻ 2 tuổi nói dối, 50% trẻ 3 tuổi nói dối, hơn 80% trẻ 4 tuổi nói dối.
Nghiên cứu của Li Kang cũng chỉ ra rằng trẻ nói dối không phải do cách giáo dục, dạo đức hay tính cách của trẻ mà xuất phát từ hai yếu tố: trí tuệ cảm xúc và khả năng tự kiểm soát.
Ảnh minh họa |
Khi bắt gặp con nói dối, cha mẹ không nên vội vàng kết tội con, uốn nắn quá nghiêm khắc mà hãy tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của trẻ để đáp ứng theo tình hình thực tế. Trong phát biểu của mình, nhà tâm lý học Li Kang cũng cho rằng khi phát hiện con nói dối, việc cha mẹ đánh đòn và trách mắng là vô ích. Tốt nhất là cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho con.
Ảnh minh họa |
Linh Chi (T/h)