Trong nhiều thế kỷ, người dân thời trung cổ luôn sống trong nỗi sợ ma cà rồng. Mới đây, thêm một bằng chứng khác về điều này đã được tìm thấy ở phía Tây Bắc Ba Lan.
Bộ xương của "ma cà rồng" từ thế kỷ 16 được tìm thấy ở bắc Ba Lan. Ảnh: Mirror |
Một ngôi mộ cổ nằm ở thị trấn Kamien Pomorski (Hà Lan) mới đây đã được khai quật. Bộ xương nằm bên trong được cho là từ thế kỷ 16.
Nhìn từ trạng thái của bộ xương, các chuyên gia phán đoán đây rất có thể là bộ xương của một người đàn ông, được chôn cất với ý nghĩ đây là "ma cà rồng" hút máu người.
Miệng của bộ xương vẫn ngậm một hòn đá, còn chân thì bị đóng lại bởi một chiếc cọc gỗ. Chuyên gia cho rằng hòn đá trên miệng là để chống "ma cà rồng" cắn người, còn chiếc cọc gỗ để nó không thể tháo chạy từ quan tài.
Vào thời đó, người ta tin rằng những người được coi là "xấu" có thể biến thành "ma cà rồng" sau khi chết, trừ khi họ bị đâm xuyên qua ngực trước khi được đưa đi chôn cất. Trong số những người bị cho là "ma cà rồng" có cả trí thức, quý tộc và giáo sĩ.
"Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng anh ta đã bị một vết thương ở chân", trưởng nhóm khảo cổ Slawomir Gorka nói. “Nhưng sau đó chúng tôi phát hiện những dấu vết của việc đóng đinh”.
Rất nhiều bộ xương có dấu hiệu của nghi lễ chôn cất ma cà rồng đã được phát hiện cách đây hai năm ở miền Bắc Ba Lan.
Các nhà khoa học cho rằng chôn cất theo hình thức này là phổ biến ở khu vực Kamien Pomorski từ thế kỷ 13 đến 17.
Sau khi chết - hoặc thậm chí trước đó - người dân địa phương sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng ma cà rồng không thể tấn công người dân bằng cách nhổ răng hoặcđóng cọc xuyên qua cơ thể.
Trong số những người bị cho là "ma cà rồng" có cả trí thức, quý tộc và giáo sĩ. Ảnh: Mirror |
Bộ xương đang được trưng bày tại Ba Lan. Ảnh: Mirror |
Mộc Miên (Theo Daily Mail)