Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Pháp triển khai robot đi học hộ giúp các học sinh không thể đến trường

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Robot Buddy sẽ tới trường, giúp những trẻ em bị ốm vẫn có thể tiếp cận với bài học trên lớp, gặp gỡ các bạn, thầy cô, vừa hữu ích lại thú vị.

Mới đây, Robot Buddy đã được triển khai tại Pháp trong bối cảnh châu Âu đang tiếp tục phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19.

Ảnh minh họa: The Gadget

Những trẻ em gặp vấn đề sức khỏe không thể đi học, song vẫn muốn được tham gia lớp học cùng các bạn có thể yên tâm ở nhà vì đã có Robot Buddy đi học hộ.

Thay vì phải đến trường, các em có thể ngồi ở nhà, ở bệnh viện song vẫn kết nối được với thầy cô và bạn bè khác thông qua robot Buddy tại lớp học và các thiết bị điện thoại của học sinh như máy tính bảng, điện thoại ở nhà. Sự kết nối này giúp các em có thể hình dung rõ hơn về không gian, các bạn, thầy cô và cũng cảm thấy như mình đang ở trong lớp học.

Robot Buddy hiện đang được triển khai tại một số lớp học của Pháp ngay trong tháng này. Bộ trưởng Giáo dục Pháp cho biết, quốc gia này đang lên kế hoạch phân bổ 4.000 robot Buddy tới các trường học trong năm 2022 để giúp nhiều trẻ em gặp vấn đề sức khỏe có thể tiếp tục duy trì việc học và mang lại cho các em cảm giác như đang ở một lớp học bình thường.

Trong bối cảnh Pháp là một trong nhiều nước châu Âu đang phải đối mặt với số ca lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh, việc triển khai robot Buddy vào hoạt động giáo dục này được đánh giá là mang ý nghĩa nhân văn, góp phần  thu hẹp khoảng cách cho trẻ em bị ốm và gặp vấn đề về sức khỏe.  

Trong lĩnh vực sản xuất robot thân thiện để bầu bạn với con người, Pháp là một trong các quốc gia gặt hái được nhiều thành tựu.

Jean-Michel Mourier thuộc Công ty Robot Blue Frog (Pháp)- người phát triển Robot Buddy- cho biết: “Chúng tôi đang làm việc rất vất vả để có được một con robot cảm xúc. Phát triển trí tuệ cảm xúc ở robot là một nhiệm vụ khó khăn, khi kết hợp việc sử dụng “tầm nhìn” máy tính để giải thích các đối tượng và con người”.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật