Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nông sản sạch:

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Để “nông sản sạch” có chỗ đứng, lấy được lòng tin trên thị trường, theo các chuyên gia, người kinh doanh hãy chỉ bán thứ mình ăn được...

(ĐSPL)  - Để “nông sản sạch” có chỗ đứng, lấy được lòng tin trên thị trường, theo các chuyên gia, người kinh doanh hãy chỉ bán thứ mình ăn được...

Đắt gấp đôi vẫn không mua được hàng có xuất xứ

Theo thông tin trên báo Gia đình & Xã hội, tâm lý lo ngại sợ sản phẩm nông sản “ngậm hóa chất” trong khi hệ thống phân phối nông sản sạch còn manh mún chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này, “tạo điều kiện” cho việc xuất hiện ngày một nhiều các cửa hàng, điểm bán nông sản sạch, gian hàng nông sản sạch online bằng những tên gọi “xua tan” nỗi lo người tiêu dùng như Nông sản ngon – sạch; Nông sản Mộc Châu chính hiệu; Nông sản an toàn… Tuy nhiên, trong số này, không phải điểm bán hàng nào cũng cung cấp cho khách hàng sản phẩm thật sự sạch như lời mời chào.

Từng thất vọng khi mua nông sản sạch qua mạng Internet, chị Lê Thị Trinh, phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Tôi cũng thuộc diện hay đi săn thực phẩm sạch. Có lần nghe chị bạn giới thiệu cho địa chỉ bán nông sản sạch trên mạng, tôi đã đặt mua. Tuy nhiên, lúc nhận hàng thì thấy rất ấm ức, giá cao gấp đôi, gấp ba ngoài thị trường mà phải mua từ 5kg mới được giao hàng tại nhà, nhưng tất cả các sản phẩm này đều hoàn toàn không tem nhãn”.

Hôm đó, chị Trinh đã mua 2kg cải ngọt giá 60.000 đồng; quả susu 20.000 đồng/kg; cà rốt 30.000 đồng/kg; hồng Bảo Lâm 90.000 đồng/kg. Khi nhận hàng, tất cả các loại rau củ đều được bỏ trong túi ni lông, không tem nhãn.

“Tôi gọi điện thắc mắc thì chủ hàng trấn an: “Yên tâm đi, rau Mộc Châu đảm bảo sạch 100\%”. Ăn được đúng rau củ quả sạch thì yên tâm nhưng bây giờ nhiều hàng nhái quá, họ nói sạch mà mình vẫn sợ bẩn. Theo tôi, nếu kinh doanh thực phẩm sạch phải khác với rau thường, có tem nhãn đàng hoàng để người tiêu dùng yên tâm. Đã phải trả giá cao mà không biết rõ xuất xứ, chất lượng thì rất khó chịu. Chưa kể tối đó, hai đứa con nhỏ của tôi bị đau bụng tiêu chảy trong khi bữa tối chỉ ăn rau cải ngọt, gà mang từ quê lên”, chị Trinh bức xúc.

Bà Lê Thị Bình, phố hàng Than, quận Hoàn Kiếm, thì cho biết: “Gia đình tôi, ăn rau sạch từ lâu rồi nhưng không phải lúc nào có tiền là mua được rau như ý mà lượng hàng hóa không ổn định, địa chỉ cung cấp rau cho chúng tôi thường xuyên hết hàng. Nhưng vì chưa tìm được địa chỉ nào đạt tiêu chuẩn và thuận tiện nên gia đình tôi thỉnh thoảng lại có những bữa cơm thiếu rau xanh”.

Theo chủ môt cửa hàng chuyên cung cấp nông sản sạch ở Cầu Giấy (HN), nhiều loại nông sản dù không phải là chính vụ trồng ở trong nước, nhưng vẫn được rao bán trên mạng là nông sản sạch. Nếu là rau củ được trồng tại Đà Lạt, Ba Vì, Mộc Châu… sản lượng thường có hạn, hình thức không bắt mắt và giá đắt gấp 2, 3 lần giá rau trên thị trường. “Việc trà trộn hàng không xuất xứ, tem nhãn rồi gán chữ “sạch” rao bán đã ảnh hưởng không ít đến những người kinh doanh sản phẩm sạch chính hiệu”, bà Diệu Linh bày tỏ.

“Chỉ bán thứ mình ăn được thì sẽ có thị trường nông sản sạch”

Thông tin trên báo VietnamPlus, điều khó khăn để có một nền sản xuất nông sản sạnh tại Việt Nam, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ ra nhiều nguyên nhân, như đa phần các mô hình sản xuất là nhỏ, chưa liên kết với nhau theo hình thức hợp tác. Thêm vào đó, quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng là ngắn hạn.

Do đó, thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn phải qua rất nhiều khâu dẫn đến khó có thể kiểm soát. Ông Sơn thẳng thắn, theo luật mới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm.

“Tuy nhiên, để ra được một sản phẩm nông sản sạch lại nằm dưới sự ‘kiểm soát’ của nhiều bộ. Câu chuyện chuyển sang việc các bộ lại sử dụng ngân sách trong phạm vi mình quản lý. Bộ nào cũng muốn quản lý rộng khắp nhưng chỉ chịu trách nhiệm ở mức độ nhỏ. Đây chính là lý do của việc ra đời hàng loạt các loại các giấy phép con, gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp,” theo ông Sơn.

Tại buổi tọa đàm "Đường ra cho nông sản sạch"do trang thông tin NDH (Người đồng hành với mọi quyết định) tổ chức ngày 20/7, các diễn giả cũng thừa nhận để có được thị trường nông sản sạch không thể chỉ đổ lỗi do thiếu áp lực từ phía người tiêu dùng hay sự “lúng túng” của các cấp quản lý. Người sản xuất, người bán nông sản, thực phẩm và gia đình của họ phải được ăn các sản phẩm đó thì “nông sản sạch” mới có chỗ đứng, mới lấy được lòng tin trên thị trường.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần Nhất Nam (sở hữu siêu thị Fivimart) khẳng định, “chúng tôi bán những thứ chúng tôi ăn.” Nông sản phân phối tại siêu thị không chỉ bán ra ngoài thị trường mà còn cung cấp cho cả cán bộ, nhân viên của Công ty. Nhà cung cấp muốn đưa hàng vào siêu thị phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Để khắc phục những khó khăn hiện tại, như Việt Nam chưa có cơ sở cung cấp chứng chỉ cho các sản phẩm hữu cơ sạch hay việc một số người sản xuất “mua” chứng chỉ Vietgap gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chân chính, ông Dương Minh Việt, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thực phẩm sạch Hellomam cho biết, Công ty phải tự kiểm định các sản phẩm phân phối tại chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.

“Chúng tôi có các chứng chỉ từ các chi cục và khi người tiêu dùng hỏi chúng tôi có các mẫu xét nghiệm đưa ra. Nếu khách hàng cần hỗ trợ đi xét nghiệm, chúng tôi đáp ứng ngay lập tức. Chúng tôi cố gắng minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của mình. Thị trường minh bạch người tiêu dùng sẽ có lựa chọn,” ông Việt tin tưởng nói.

Tin nổi bật