Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Niềm vui tuổi già của cụ ông 80 tuổi chạy xe ba gác bán quần áo 0 đồng

(DS&PL) -

Ông Tư Ẩn cho biết ông đặt bảng "quần áo tự chọn giá 0 đồng" thay vì để chữ từ thiện, vì ông muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận quần áo.

Ông Tư Ẩn cho biết ông đặt bảng "quần áo tự chọn giá 0 đồng" thay vì để chữ từ thiện, vì ông muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận quần áo.

Niềm vui tuổi già của ông bà Tư là đi khắp TP.HCM bán quần áo giá 0 đồng cho người lao động. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Ông Tư Ẩn tên thật là Nguyễn Văn Tư, năm nay ngót nghét đã tròn 81 tuổi, hơn 3 năm nay, cái xe quần áo cũ giá 0 đồng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của ôngtrên mọi nẻo đường ở TP.HCM.

Nhà ở tận xã Long Thới, mỗi ngày ông Tư phải chạy xe đi khoảng 50km dọc các con đường, khu đông công nhân, lao động nghèo từ huyện Nhà Bè đến quận 4, quận 7. Bất kể trời nắng hay mưa, hình ảnh một ông già lớn tuổi, cần mẫn mở gian hàng quần áo 0 đồng trên chiếc xe ba gác ra rao bán rồi cẩn thận che chắn đã trở nên quen thuộc với người dân.

Chia sẻ về lý do bán quần áo 0 đồng, ông Tư giải thích: “Tôi để bảng bán quần áo giá 0 đồng chứ không phải miễn phí là vì muốn tôn trọng người nhận và để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý. Tôi chỉ cần họ trả bằng một nụ cười, cái gật đầu cảm ơn là được rồi”.

Ông Tư quê gốc Trà Vinh, cùng ba mẹ lên Sài Gòn định cư từ năm 3 tuổi. Ngày còn trẻ, ông là tài xế chạy xe container đường dài. Ông lấy vợ rồi sinh lần lượt sáu người con.

Khoảng 15 năm trước, ông bị tai nạn gãy chân và phải cắt đi thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ giọng đặt ngay cổ họng được một người em ở Mỹ tặng. “Tôi nghỉ hưu từ đó”, cụ ông sinh năm 1940 nói. Sau đó, ông thường đến chùa làm công quả, thời gian còn lại thì phụ vợ nấu cơm, dọn nhà, chăm sóc vườn cây cảnh.

Bốn năm trước, ông Tư 76 tuổi. Một lần đi chùa, ông nhìn thấy những đứa trẻ mặc quần áo rách tươm, nhàu nhĩ, mặt mũi lấm lem. Nhìn các bé, ông nhớ đến cuộc sống khó khăn của mình ngày trước.

“Tôi cũng từng phải mặc quần áo rách”, ông Tư nói. Sau đó, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm mua quần áo cũ đi bán cho người nghèo với giá 0 đồng.

Ông Tư cho biết, hơn ba năm qua, ngày nào cũng đi làm công việc không lương nhưng ông thấy hạnh phúc vì có thể giúp một phần kinh tế cho các gia đình nghèo. Bên cạnh niềm vui khi được người ta cảm ơn, thi thoảng cũng có vị khách khiến ông chạnh lòng. Đó là những người đến nhận đồ nhưng thể hiện như mình bất cần, hay những người có điều kiện đến lựa áo quần thì chê bai...

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật