Buổi sáng sau khi thức dậy
1. Thức dậy quá nhanh
Khi một người đang ngủ, vỏ não ở trạng thái ngủ đông và ức chế, các chức năng sinh lý khác nhau duy trì hoạt động ở tốc độ thấp, mức độ trao đổi chất giảm, nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm... Khi vừa mới ngủ dậy, "quán tính giấc ngủ" này sẽ kéo dài một lúc.
Thức dậy quá nhanh vào buổi sáng mang lại nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Ảnh: Sưu tầm.
Thức dậy quá nhanh vào buổi sáng mang lại nhiều ảnh hưởng cho cơ thể, bởi sau một đêm ngủ dài thì tốc độ lưu thông máu tương đối chậm, huyết áp thấp, nếu đứng dậy quá mạnh có thể khiến huyết áp dao động tương đối lớn, rất dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, tăng gánh nặng cho mạch máu, có thể gây đột tử.
Nếu đột ngột thay đổi từ tư thế nằm sang tư thế đứng không chỉ dễ gây hại cho vùng lưng dưới. Ngoài ra có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Người cao tuổi bị cao huyết áp, tim mạch có thể bị tai biến nếu đột ngột thay đổi tư thế.
2. Đi tiểu ngay lập tức
Hầu hết mọi người đều giữ thói quen thức dậy là lao vào toilet để xả hết lượng chất thải trong cơ thể. Tất nhiên, việc đi tiểu sau khi thức dậy là rất cần thiết vì nó giúp bạn thoải mái và xả bỏ những chất độc trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không đi tiểu ngay khi thức dậy vì nó sẽ đẩy bàng quang vào trạng thái rỗng đột ngột, gây chóng mặt, thậm chí có thể gây choáng, ngất.
Cách tốt nhất là ngồi trấn tĩnh cho tỉnh táo, uống 1 cốc nước ấm để ổn định năng lượng trong cơ thể rồi mới đi tiểu.
3. Gấp chăn ngay lập tức
Nhiều người cho rằng việc gấp chăn, dọn giường ngay sau khi thức dậy là thói quen tốt thể hiện sự ngăn nắp. Nhưng thực tế, việc làm này có thể khiến chăn bị nhiễm khuẩn.
Con người sẽ thải ra nhiều loại khí và mồ hôi trong khi ngủ. Gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy khiến hơi ẩm và khí được hấp thụ trong chăn sẽ không được giải phóng. Điều này sẽ dễ dàng khiến chăn trở thành nguồn ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe.
Sau khi ngủ dậy, bạn có thể lật chăn lại để hơi ẩm và chất ô nhiễm trên chăn được thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Sau khi vệ sinh cá nhân và vận động xong thì gấp chăn lại.
4. Tập thể dục ngay lập tức sau khi thức dậy lúc sáng sớm
Nếu tập thể dục khi bụng đói rất dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim. Ảnh: Sưu tầm.
Nhiều người có thói quen tập thể dục vào sáng sớm để cải thiện sức khỏe, tuy nhiên sáng sớm là thời điểm lạnh nhất trong ngày, không khí lạnh sẽ khiến chúng ta mắc các bệnh về đường hô hấp cũng như có nguy cơ đột quỵ khi trời quá lạnh.
Ngoài ra, buổi sáng khi thức dậy, cơ thể đang ở giai đoạn trao đổi chất thấp. Nếu tập thể dục khi bụng đói rất dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim. Thậm chí đột tử. Nên đặt thời gian tập thể dục khi có ánh mặt trời và sau khi đã khởi động đầy đủ.
Buổi tối trước khi đi ngủ
1. Dùng điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ
Ánh sáng từ điện thoại di động có thể ức chế sự tiết melatonin trong cơ thể con người. Một số khảo sát còn cho thấy, mức độ tiết melatonin sẽ giảm 22% khi nhìn vào điện thoại di động trong 2 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ gây ra các vấn đề như khó ngủ và thường xuyên thức giấc.
Ngủ không ngon hoặc thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến não bộ không kịp loại bỏ một số chất thải trao đổi chất và độc tố. Các chất này tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến chết tế bào não, dễ mắc chứng mất trí nhớ.
Ngoài ra, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động, máy tính ức chế melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học cũng như giấc ngủ, khiến não bộ cần năng lượng và thèm đường, dễ dẫn dến tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt hơn. Khi không ngủ đủ giấc, các hormone cũng bị ảnh hưởng, khiến trao đổi chất gặp khó khăn và dễ tích mỡ hơn.
Gây ra các vấn đề như khó ngủ và thường xuyên thức giấc. Ảnh: Sưu tầm.
2. Vận động mạnh trước khi đi ngủ
Vận động mạnh quá mức có thể gây ra mệt mỏi, và tập thể dục có thể khiến não quá phấn khích và khiến mọi người có chất lượng giấc ngủ kém hơn.
Ngoài ra nó cũng làm cho bạn có thể xuất hiện các triệu chứng ngáy vào ban đêm dễ dàng hơn. Ngáy cũng là một yếu tố dự đoán cơ thể của một người hoạt động như thế nào, liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt hay kém.
Không nên làm công việc trí óc căng thẳng 1 giờ trước khi đi ngủ. Tránh tập thể dục hoặc lao động chân tay vất vả. Nếu muốn vận động, trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, bạn nên đi dạo, đi bộ chậm khoảng 30 phút. Điều này có thể thúc đẩy cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh.
3. Uống rượu bia trước khi đi ngủ
Rất nhiều người bị mất ngủ, nên đã dùng phương pháp uống rượu trước khi đi ngủ. Thông qua tác dụng của rượu sẽ khiến con người đi vào giấc ngủ rất nhanh. Trên thực tế, uống rượu trước khi đi ngủ gây ra tác hại lớn cho cơ thể con người. Không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây béo phì, đây còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, trong khi ngủ gan cũng cần được nghỉ ngơi. Uống rượu khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Điều này sẽ làm suy giảm chức năng của gan, đồng thời gây bất lợi cho sức khỏe thể chất của con người.
Uống rượu trước khi đi ngủ gây ra tác hại lớn cho cơ thể con người. Ảnh: Sưu tầm.
4. Nhịn tiểu, đại tiện trước khi đi ngủ
Người xưa cho rằng không nên nhịn đại tiện khi đi ngủ. Y học hiện đại cũng cho rằng, nhịn tiểu và đại tiện có hại cho cơ thể con người, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nhịn tiểu lâu sẽ gây trào ngược nước tiểu, dẫn đến viêm bể thận, trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ngoài ra, nhịn tiểu còn có thể gây ngất xỉu khi đi tiểu, khả năng co mạch kém ở người già, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Như Quỳnh (T/h)