Kinh doanh là một lĩnh vực hấp dẫn thu hút đông đảo bạn trẻ với mong muốn làm giàu. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Vậy học ngành gì để kinh doanh? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các ngành học liên quan đến kinh doanh và cách lựa chọn ngành học phù hợp.
Ngành Quản trị Kinh doanh.
Ngành Quản trị Kinh doanh liên quan đến công việc của một quản lý trong một công ty, tập đoàn hay một tổ chức nào đó. Ngoài các hoạt động có liên quan đến kinh doanh, ở ngành này, bạn còn làm các việc của một nhà quản lý, bao gồm đề ra các phương án, giải pháp lý tưởng để công việc kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức được hiệu quả hơn.
Đây là công việc được công nhận là tốn nhiều chất xám và phải duy trì liên tục mới có thể giữ được một hệ thống vận hành trơn tru, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh. Có khả năng về quản lý và niềm đam mê kinh doanh là một trong những yếu tố giúp bạn xác định được đúng phương hướng cho mình, song cũng đừng quá lơ là, chủ quan, vì trên thực tế kinh doanh không phải là một công việc dễ làm.
Ngành Marketing
Ngành Marketing giúp chúng ta có những kỹ năng cần thiết với công việc kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động hướng tới khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hang, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm với khách hàng và phát triển thương hiệu.
Ngành học này sẽ bổ sung cho bạn nhưng yếu tố giúp bạn thu hút được khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, qua đó đem đến doanh thu cao. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thành công trong kinh doanh của bạn.
Các sinh viên khi theo học ngành Marketing sẽ được trang bị các kiến thức về kỹ năng kinh doanh, marketing như: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu giá cả trên thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, tổ chức phân bố sản phẩm, của doanh nghiệp, định giá lại sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng,...
Nếu bạn thực sự yêu thích và đam mê kinh doanh thì có thể học ngành Marketing và sau đó thử sức với một số sản phẩm. Bạn có thể thử kinh doanh vào lúc rảnh rỗi, áp dụng những kỹ năng mình đã được học và tự áp đặt doanh số kinh doanh cho mình. Đó là một trong những bước đệm cho bạn trong tương lai.
Ngành Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là một trong những câu trả lời phù hợp với câu hỏi học ngành gì để kinh doanh, một trong những lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn yêu kinh doanh. Đây là ngành học rất được ưa thích trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới.
Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu về các hoạt động giao dịch, buôn bán, trao đổi và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ giữa các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận với các kiến thức liên quan tới thương mại và đầu tư quốc tế.
Ngành Quản trị nhân lực
Nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất với mỗi doanh nghiệp. Do đó, công tác quản trị nhân lực là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Công việc quản trị nhân lực gồm các hoạt động: đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp nhân sự vào những vị trí phù hợp, giám sát, lãnh đạo,....
Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo, cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản, dựa trên thực tiễn về công tác quản trị nhân lực.
Ngành Tài chính
Trong xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay, ngành Tài chính là một trong những ngành học có sức hút rất lớn đối với các bạn trẻ. Khi bạn đam mê kinh doanh nhưng không theo con đường khởi nghiệp mà muốn đầu tư tài chính để sinh lời thì ngành học tài chính là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Ngành học này được đánh giá là mang lại mức thu nhập khủng hàng đầu hiện nay.
Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho các bạn câu hỏi "học ngành gì để kinh doanh?". Chúc các bạn có thể tìm ra phương hướng phù hợp với nguyện vọng và khả năng của bản thân.
M.M (T/h)