Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể canxi.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi).
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả xấu cho sức khoẻ. Dưới đây là những nguyên nhân gây sỏi thận.
Khi lượng nước tiểu ít sẽ dẫn đến việc cơ thể có ít nước hơn để hòa tan muối dẫn đến lắng đọng natri và hình thành sỏi thận.
Lượng nước tiểu ít là nguy cơ chính gây nên bệnh sỏi thận. Tình trạng này có thể do cơ thể mất nước vì làm việc nặng, tập thể dục cường độ cao, sinh sống ở những nơi có khí hậu khô nóng hoặc không uống đủ nước. Khi lượng nước tiểu ít sẽ dẫn đến việc cơ thể có ít nước hơn để hòa tan muối dẫn đến lắng đọng natri và hình thành sỏi thận. Uống đủ nước sẽ làm loãng muối trong nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều natri (muối) có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận vì natri đi vào cơ thể ngăn nước tiểu tái hấp thu canxi, dẫn đến canxi có nhiều trong nước tiểu.
Ăn quá nhiều thịt động vật cũng làm tăng lượng axit trong nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi thận. Tiêu thụ lượng lớn đường fructose có liên quan đến căn bệnh này.
Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.
Rối loạn chuyển hóa uric (bệnh gout) có thể bị sỏi thận vì đây là nguyên nhân chính gây tăng urat trong máu, khiến các cặn khoáng chất dễ lắng đọng tại thận.
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa như từng trải qua phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính cũng thuộc nhóm nguy cơ. Những bệnh này về lâu dài có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình tiêu hóa ảnh hưởng đến hấp thụ canxi và nước, làm tăng mức độ chất tạo sỏi trong nước tiểu.
Việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và phòng cho sỏi thận không tăng thêm.
Theo một nghiên cứu được đăng lên tạp chí The American Medical Association của Eric N. Taylor và cộng sự đã chỉ rõ mối liên hệ giữa béo phì và bệnh sỏi thận. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng hơn ở người có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao và kích thước vòng eo cao hơn bình thường.
Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và phòng cho sỏi thận không tăng thêm.
Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng canxi tích tụ đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
Uống bổ sung Vitamin C hằng ngày, trong suốt thời gian dài có thể dẫn đến thừa vitamin C, vitamin C sẽ chuyển hóa thành oxalat đào thải ra ngoài tại thận . Và cũng tương tự như khi uống Canxi không đúng chỉ định và uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận và tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.
Người lớn tuổi như trên 60 tuổi có nguy cơ phát triển sỏi nhiều hơn so với người trẻ.
Nghiên cứu năm 2023 của Trung tâm thận học Mesogeios và Trường Y khoa NYU Grossman, Mỹ, cho thấy nam giới từ 80 tuổi trở lên có nguy cơ bị sỏi thận cao nhất với tỷ lệ 19,7%, tiếp theo là 18,8% ở nam giới 60-79 tuổi, nam giới 40-59 tuổi là 11,5% và 5,1% ở nam giới 20-39 tuổi.
Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ.
Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
Việc tự mua thuốc uống không qua tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...