Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những hoạt động của Hội Luật gia góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ngày 9/5/2014 và ngày 25/6/2014 Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển VN.

(ĐSPL) - Trước việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế ngang nhiên có những hành động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông...

Ngày 9/5/2014 và ngày 25/6/2014 Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam và có các hành động leo thang đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Để tăng thêm sức mạnh pháp lý và sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Hội Luật gia Việt Nam đã thông báo sự việc cho toàn thể các thành viên của Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL).

Đồng thời đề nghị và phối hợp với IADL công bố tại Hà Nội (ngày 11/6/2014) bản tuyên bố của IADL yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt hành động gây phức tạp tình hình, làm căng thẳng trong khu vực. Các bản tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam và IADL đã nhận được sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế.

Trước đó, năm 2012 Hội Luật gia Việt Nam cũng đã ra tuyên bố phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa; phản đối công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam.

Hội Luật gia Việt Nam tuyên bố về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. (Ảnh Thành Long)

Ngày 26/7/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp với đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”, tạo diễn đàn khoa học cho các chuyên gia, học giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh pháp lý của sự kiện.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến và giải pháp có ý nghĩa cho Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, đặc biệt là đề xuất cụ thể các lựa chọn cho việc sử dụng biện pháp pháp lý.

Hội thảo cũng cho thấy giới học giả pháp lý quốc tế nói riêng và dư luận quốc tế nói chung đã và đang ủng hộ Việt Nam vì đường lối đúng đắn trong quá trình đấu tranh với những hành vi vi phạm của Trung Quốc.

Trước đó, từ năm 2009, Hội Luật gia Việt Nam cùng với Học viện Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông. Bằng việc tổ chức công phu và hiệu quả, Hội Luật gia Việt Nam đã góp một tiếng nói trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và tạo được tiếng vang sâu rộng với cộng đồng quốc tế.

Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ thông tin, các nghiên cứu và đánh giá mới nhất của các học giả quốc tế, khu vực về Biển Đông; tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông; đề xuất các giải pháp cho các tranh chấp tại Biển Đông.

Mới đây nhất (ngày 17/11/2014), tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 6 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực". Tham dự Hội thảo có hơn 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc) cùng đại diện các bộ, ban, ngành, các tỉnh ven biển và ngoại giao đoàn của các nước tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đánh giá, sáu năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự thành công nhiều Hội thảo quốc tế về Biển Đông trong và ngoài khu vực hưởng ứng sự thành công của Hội thảo quốc tế do Hội Luật gia Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức.

Đó là một tín hiệu đáng khích lệ cho những nỗ lực chính trị - ngoại giao, pháp lý nhằm quản lý và từng bước giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trên thực địa lại một lần nữa nhắc nhở chúng ta về mức độ nguy hiểm của các nguy cơ xung đột tiềm ẩn tại Biển Đông và đòi hỏi tất cả chúng ta phải tăng cường tìm kiếm các sáng kiến, cơ chế, giải pháp nhằm bảo đảm hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực này.

Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng tái khẳng định một điều rằng, trật tự bảo đảm sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Giải pháp cho vấn đề Biển Đông chỉ thật sự công bằng và bền vững khi được định hình và phát triển dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi cũng như ý thức tôn trọng các cam kết chung nhằm ngăn ngừa xung đột, hạn chế gây căng thẳng của các bên liên quan.

Thông qua những Hội thảo này cũng nhằm tạo điều kiện cho những trao đổi, chia sẻ quan điểm, hiểu biết đóng vai trò nền tảng cho việc thúc đẩy hợp tác của các bên liên quan trực tiếp và không trực tiếp đến các tranh chấp trên Biển Đông không chỉ hành động vì lợi ích của mình mà còn cân nhắc đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cả cộng đồng quốc tế, từ đó hướng tới mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp thực sự trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và phát triển.

Video xem thêm:

Ông Nguyễn Văn Quyền giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia VN khóa XII.

Tin nổi bật