Những lợi ích của nho với sức khỏe
Theo thông tin từ báo VnExpress, nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…
Nho có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Chỉ cần một cốc (khoảng 151 gram) nho chín hoặc xanh có thể cung cấp calo, carbohydrate, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B2, B6, đồng, kali, mangan.
Ảnh minh họa.
Trong đó, đồng và vitamin K là hai chất dinh dưỡng có nhiều nhất trong nho. Đồng là một khoáng chất thiết yếu, liên quan đến sản xuất năng lượng cho cơ thể, còn vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe.
Nho cũng cung cấp một lượng vitamin B tốt như B1, B2, B6. Cả thiamine (B1) và riboflavin (B2) đều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, trong khi B6 quan trọng cho quá trình chuyển hóa protein.
Thực phẩm "đại kỵ" tuyệt đối không nên ăn chung với nho
Sữa tươi
Theo báo Tiền phong, trong nho lại chứa hàm lượng axit cao như axit tartaric, axit malic và axit xitric,...và cả vitamin C. Khi protein trong sữa gặp các hoạt chất axit trên thì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, kể cả vitamin C. Từ đó, cơ thể không thể chuyển hóa được và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,...Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn sau nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.
Ảnh minh họa.
Nhân sâm
Nhân sâm là loại dược liệu quý hiệu và có công dụng rất tốt với sức khỏe con người. Tuy vậy, trong quả nho lại chứa axit tannic, đây là một loại polyphenolic, khi thủy phân tạo ra glucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác nên khi ta ăn nho sẽ cảm nhận vị ngọt.
Loại axit này lại phản ứng với protein trong nhân sâm, làm biến đổi cấu trúc và gây hiện tượng kết tủa, làm giảm hiệu quả, chức năng của củ sâm đồng thời gây hại cho sức khỏe.
Hải sản
Trong hải sản như tôm biển, cá biển hay cua biển đều chứa hàm lượng protein cao, nếu bạn vừa ăn hải sản xong và thưởng thức một vài quả nho để tráng miệng thì không tốt chút nào.
Ảnh minh họa.
Tránh uống nước sau khi ăn nho
Nếu uống nước ngay sau khi ăn nho sẽ dễ gây tiêu chảy ngay. Đó là vì nho có tác dụng nhuận tràng và giữ ẩm cho đường ruột, uống nước ngay sau khi ăn nho sẽ làm loãng axit trong dạ dày trước khi tiêu hóa và hấp thụ, dễ bị tiêu chảy, thông tin từ báo Tổ quốc.
3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn nho
Bệnh nhân tiểu đường: Nho chứa nhiều đường và có vị ngọt. Ăn nho đối với người bị tiểu đường dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát và điều trị bệnh.
Người bị táo bón: Ăn quá nhiều nho một lúc có thể gây nóng trong và trầm trọng thêm tình trạng đại tiện kém, vì vậy bệnh nhân bị táo bón không nên ăn nhiều.
Người bị dạ dày: Nho có chứa axit malic và axit tartaric. Những chất này có thể khiến dịch vị tiết ra một lượng lớn axit. Nếu dạ dày của bạn yếu sẽ dễ gây đầy hơi và kích ứng dạ dày.
Nguyễn Linh (T/h)