Cụ thể, một người phụ nữ ở Hà Nguyên, Quảng Đông, Trung Quốc đã mua bánh mỳ tươi ở tiệm gần nhà và lấy ra để ăn vào đêm hôm đó. Ăn không hết, cô gói lại trong túi nylon rồi đem cất đi. Sáng hôm sau lấy ra ăn tiếp, cô phát hiện bánh mỳ đã mốc xanh.
Nghi ngờ tiệm bánh mỳ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bán bánh cũ cho mình, người phụ nữ đem phần còn lại của cái bánh mỳ mốc đến tiệm để yêu cầu giải thích.
Khi nhân viên chối bỏ trách nhiệm và trả lời quanh co, nữ khách hàng tức giận yêu cầu người này phải ăn hết chiếc bánh mỳ mốc thì mới chịu bỏ qua và tin là chất lượng bánh mỳ không có vấn đề.
Nào ngờ, dù thấy rõ bánh mỳ đã mốc xanh, nam nhân viên tiệm bánh vẫn cầm lên và ăn hết. Tận mắt chứng kiến điều này, người phụ nữ cũng choáng váng, không còn lời nào để nói. Cô bỏ đi, không yêu cầu hoàn lại tiền nữa.
Nhân viên tiệm bánh cãi rằng sản phẩm không có vấn đề, người phụ nữ yêu cầu anh ăn hết chiếc bánh mỳ mốc trước mặt cô thì mới chịu tin và bỏ qua. Ảnh: Sina.
Sự việc sau đó lan truyền trên mạng, tiệm bánh phản hồi rằng sản phẩm mà người phụ nữ mua là bánh mỳ tươi, không có chất bảo quản, thời hạn sử dụng từ 2 - 3 ngày, có thể khách hàng bảo quản sai cách nên mới xảy ra vấn đề.
"Sau khi lấy bánh về, tối hôm đó cô ấy mở ra ăn và không bị mốc, đến hôm sau lại mốc xanh. Không biết là do bảo quản hay lý do nào khác, nhưng cùng một mẻ bánh mỳ chúng tôi vẫn bán cho khách hàng khác, không có vấn đề gì.
Cô ấy bắt nhân viên chúng ăn bánh mỳ mốc rồi bỏ đi, không yêu cầu hoàn lại tiền. Nếu cô ấy phản ánh ngay lúc mua xong thì ra một nhẽ, nhưng cô ấy lại bóc ra ăn rồi nói bị mốc vào ngày hôm sau, làm sao chúng tôi có thể đảm bảo được?", chủ tiệm bánh mỳ giải thích.
Tuy vậy, dư luận vẫn chia làm hai luồng ý kiến, một số người cho rằng nữ khách hàng bảo quản sai cách, một số lại ủng hộ người phụ nữ và cho rằng bánh mỳ tươi vừa để qua đêm đã mốc quả thực có sự bất thường.
Bánh mì có thời hạn sử dụng nhất định. Khi để quá hạn sử dụng, nó có thể bị thiu, mốc, và không lâu sau thì sẽ không ăn được nữa. Dưới đây là cách bảo quan bánh mỳ được lâu hơn:
Quy tắc 48 giờ
Đối với bánh mì mới nướng (hoặc mua ở siêu thị hoặc tiệm bánh) mà bạn định ăn trong vòng 48 giờ, hãy để bánh ngoài không khí, hoàn toàn không cần che đậy, nếu đó là bánh mì tự làm, hoặc bọc trong bao bì ở nhiệt độ phòng. Lớp vỏ ngoài của bánh mì mới nướng vẫn sẽ có độ giòn tốt nhất trong ít nhất 1 ngày, thậm chí là 2 ngày. Nếu bạn đã làm hoặc đã mua nhiều ổ bánh mì, nhưng nếu bạn biết rằng bạn sẽ không ăn hết được trong vòng 48 giờ, thì hãy để chúng vào ngăn đông lạnh và làm theo các bước sau đây.
Cách bảo quản bánh mì trong ngăn đông lạnh
Một ổ bánh mì đông lạnh có thể ngon như một ổ bánh mì mới nướng khi được bảo quản đúng cách. Nhiệt độ lạnh của tủ đông ngăn chặn sự phân hủy tinh bột đáng lo ngại, giữ cho bánh mì ở trạng thái ổn định.
Để làm đông toàn bộ các ổ bánh mì, hãy để bánh mì nguội hoàn toàn, sau đó cho bánh vào một túi zip bảo quản thực phẩm đông lạnh loại lớn và bền, ép hết không khí thừa ra ngoài, và đậy kín. Nếu muốn, bạn có thể quấn chặt ổ bánh mì bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm, hoặc cho vào túi giấy nhỏ, sau đó chuyển vào túi zip bảo quản thực phẩm đông lạnh loại lớn.
Nhiệt độ lạnh của tủ đông ngăn chặn sự phân hủy tinh bột đáng lo ngại, giữ cho bánh mì ở trạng thái ổn định. Ảnh minh họa.
Thay vì đông lạnh cả một ổ bánh mì nguyên khối, hãy thử cắt lát ổ bánh mì. Điều đó sẽ giúp bạn làm một chiếc bánh mì kẹp hoặc một lát bánh mì nướng dễ dàng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với tất cả các loại bánh mì, bao gồm cả bánh mì tròn. (Luôn cắt bánh mì tròn làm đôi trước khi đông lạnh chúng.) Một số chuyên gia khuyên bạn nên đặt một tờ giấy nến giữa các lát cắt để lấy ra 1 hoặc 2 lát bánh mì dễ hơn.
Việc chuẩn bị trước có vẻ tốn thời gian, nhưng bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì đã làm việc đó khi đến giờ ăn sáng.
Không bảo quản bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh
Bảo quản bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh dường như là một ý kiến hay, nhưng thực tế không phải. Tôi chưa từng thấy một thợ làm bánh chuyên nghiệp hay thợ làm bánh gia đình dày dặn kinh nghiệm nào khuyên rằng nên để bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh. Ngược lại, họ dường như đều phát hoảng khi nghĩ đến điều đó!
Khi để quá hạn sử dụng, nó có thể bị thiu, mốc, và không lâu sau thì sẽ không ăn được nữa. Ảnh minh họa
Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh gây ra hiện tượng “phân hủy tinh bột” ngay lập tức, một quá trình tăng tốc sự mất độ ẩm, khiến bánh mì bị ôi thiu sớm. Đúng là tủ lạnh sẽ ngăn ngừa nấm mốc, nhưng ngay cả bánh mì được gói chặt và bảo quản trong tủ lạnh cũng sẽ cứng lại, thay đổi kết cấu và hương vị, cũng như nhanh chóng bị thiu.
Thùy Dung (T/h)