Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhân chứng kể khoảnh khắc sóng thần ập vào Indonesia: Cầu nguyện, chạy xa nhất có thể

(DS&PL) -

Muhammad Bintang, nhân chứng nhìn thấy đợt sóng thần cao bất thường ập vào bãi biển Carita kể rằng đã bỏ cả xe máy, cầu nguyện và chạy xa nhất có thể.

Muhammad Bintang, nhân chứng nhìn thấy đợt sóng thần cao bất thường ập vào bãi biển Carita kể rằng đã bỏ cả xe máy, cầu nguyện và chạy xa nhất có thể.

Các nhân viên của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (Basarnas) đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Ảnh: AP.

Ít nhất 222 người thiệt mạng và 843 người bị thương sau khi sóng thần tại eo biển Sunda, Indonesia, bất ngờ ập vào vùng duyên hải và các bãi biển du lịch hai đảo Sumatra và Java rạng sáng 23/12.

Người dân và du khách hoảng loạn bỏ chạy lên những vùng đất cao tìm nơi trú ẩn, trong khi hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy dưới sức tàn phá của thiên nhiên.

"Tối qua, thảm họa xảy ra trong chuyến đi của gia đình tôi đến bờ biển Tây Java - chúng tôi bị sóng thần tấn công", người đàn ông có tên Oystein Lund Anderson ngày 23/12 viết trên Facebook.

Andersen đang ở bãi biển để chụp ảnh núi lửa Krakatau thì thấy một cơn sóng lớn đánh vào. "Tôi phải chạy, sóng trào vào trong đất liền 15-20m. Cơn sóng tiếp theo còn tràn vào khu vực khách sạn tôi đang ở và làm ngập những chiếc xe trên con đường ở phía sau", ông kể. 

"Tôi di tản được gia đình đến vùng cao hơn qua các con đường rừng và các ngôi làng, nơi chúng tôi được người dân địa phương giúp đỡ. Không hề hấn gì, thật may quá!", Andersen cho biết. "Đây là lần đầu tiên tôi gặp sóng thần, hy vọng cũng là lần cuối".

Hầu hết công trình này đều bị phá hủy. Ảnh: AP.

Muhammad Bintang, nhân chứng nhìn thấy đợt sóng thần ập vào bãi biển Carita, mô tả đợt sóng cao bất thường đã nhấn chìm cả khu vực du lịch vào bóng tối.

"Chúng tôi đến bãi biển vào khoảng 21h (tối 22/12, giờ địa phương). Không lâu sau thì nước biển dâng cao. Tất cả bỗng dưng tối sầm lại. Điện tắt hết", thiếu niên 15 tuổi kể lại. "Hiện nay tình hình bên ngoài rất rối loạn. Chúng tôi vẫn chưa thể đi ra đường".

Tại tỉnh Lampung, phía bên kia eo biển Sunda, Lutfi Al Rasyid kể rằng anh tưởng mình đã chết khi sóng thần ập vào bãi biển thành phố Kalianda. Thành phố nằm ở phía nam đảo Sumatra cũng là nạn nhân của đợt sóng thần gây ra bởi phun trào núi lửa.

"Tôi không thể nổ máy xe môtô. Vậy là tôi bỏ cả xe và bắt đầu chạy. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện và chạy xa nhất có thể", thanh niên 23 tuổi kể lại khoảnh khắc kinh hoàng.

Khác với những cơn sóng thần thông thường được gây ra bởi động đất, một vụ lở đất diễn ra dưới đáy biển do hoạt động địa chất của núi lửa Krakatau được cho là nguyên nhân dẫn đến cơn sóng thần ngày 22/12. Điều này khiến cho không có cảnh báo nào được đưa ra trước khi cơn sóng ập tới.

Phản ứng của người đàn ông sau khi nhận ra người thân của mình nằm trong số các nạn nhân thiệt mạng. Ảnh: AP.

Người dân trong vùng cũng cho biết họ không  nhận thấy cảnh báo tự nhiên nào trước khi sóng thần ập tới. Thường thì trước khi sóng thần xảy ra, nước biển rút và mặt biển tĩnh lặng bất thường, đôi khi người ta có thể cảm nhận được rung chấn

Anak Krakatau (Con của Krakatao) là một trong 127 núi lửa hoạt động ở Indonesia, xuất hiện từ tàn tích của núi lửa Krakatoa và nổi lên khỏi mặt biển từ năm 1928. Núi cao khoảng 305 m, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển phía tây đảo Java 80 km và bắt đầu hoạt động từ hồi tháng 6. Nhà chức trách Indonesia thiết lập khu vực cấm tiếp cận rộng hai km xung quanh núi lửa này từ tháng 7.

Khi núi lửa Krakatoa phun trào trong thế kỷ 19, nó tạo ra cột tro bụi, đá và khói cao hơn 20 km, gây sóng thần khổng lồ khiến 36.000 người thiệt mạng.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật