Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nhà rẻ mà xa thì chẳng khác nào mua nhà giá cao"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Nhà rẻ mà xa nơi làm việc thì chẳng khác nào mua nhà giá cao". Đó là ý kiến của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

(ĐSPL) - "Nhà rẻ mà xa nơi làm việc thì chẳng khác nào mua nhà giá cao". Đó là ý kiến của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

TS. Phạm Sỹ Liêm.

Nhà ở phải gắn với nơi kiếm sống

Thời gian vừa qua, bộ Xây dựng có chủ trương chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội để người mua nhà có thể tiếp cận. Song bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, đó là chiêu lách luật của các chủ đầu tư nhằm cứu dự án của mình. Ông có suy nghĩ gì?

Những dự án nhà ở thương mại ế không bán được sẽ sinh ra nợ xấu ngân hàng, làm cho đồng tiền bị ách tắc... Nếu cứ để phân khúc nhà ở giá cao, người dân không thể mua được. Chuyển đổi sang nhà xã hội là chủ trương hợp lý nhưng việc chuyển đổi cần phải có điều tra, nghiên cứu. Nhà rẻ mà xa nơi làm việc thì chẳng khác nào mua nhà giá cao. Khi khảo sát thị trường, nếu dự án nào thực sự người dân có nhu cầu thì mới chuyển đổi. Không nên chuyển đổi ào ào. Tôi chưa thấy có bất cứ cuộc khảo sát, điều tra nào một cách nghiêm túc.

Theo ông, đâu là nguyên nhân người dân chưa thể tiếp cận được nhà ở xã hội?

Nơi ở phải gắn liền với nơi kiếm sống chứ ở nhà giá rẻ nhưng lại không thuận tiện về điều kiện đi lại, ăn ở, sinh hoạt thì cũng không ích gì. Vấn đề kiếm sống là quan trọng nhưng lâu nay khi giải quyết vấn đề nhà ở, chúng ta lại không quan tâm đến việc đó. Nhà ở giá rẻ mà xây ở xa trung tâm, phía ngoại thành trong khi cơ sở hạ tầng, điều kiện ăn ở, học hành của con cái dân cư lại không được quan tâm thì chi phí sinh hoạt sẽ phát sinh rất lớn.

Cần chăm lo phát triển nhà ở cho thuê giá rẻ

Thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng cũng nhập cuộc trong "giấc mơ" giúp người dân có nhà. Thế nhưng, gói 30.000 tỉ đồng liệu có thực sự là "trái ngọt", người dân có dễ dàng tiếp cận, thưa ông?

Gói 30.000 tỉ đồng được thực hiện từ năm 2013 nhưng đến nay chưa thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết “ách” ở đâu mà người dân vẫn chưa tiếp cận được.

Người xưa có câu "an cư lạc nghiệp" tức là ổn định về nhà ở mới có thể tập trung làm ăn tốt. Theo ông, năm 2015 cơ hội để "an cư" của người dân liệu có thành hiện thực?

Thay vì chăm lo cho người thu nhập thấp có thể thuê nhà giá rẻ thì hiện nay lại đang tập trung vào việc giúp người thu nhập thấp có nhà ở thuộc sở hữu của mình. Phải phấn đấu để nâng cao thu nhập chứ không phải để có chỗ ở rộng. An cư là có cái nhà để ở chứ không chỉ chăm chăm để sở hữu. Ở nhiều nước trên thế giới chỉ có 60\% dân có nhà thuộc sở hữu của mình.

Xin cảm ơn GS!

Tin nổi bật