Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người tạm thay ông Nguyễn Bá Thanh là ai?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Ông Phan Đình Trạc, người được phân công điều hành hành công việc thay ông Nguyễn Bá Thanh được biết đến là người luôn có phong thái tri thức, lịch lãm.

(ĐSPL) – Ông Phan Đình Trạc, người được phân công điều hành hành công việc thay ông Nguyễn Bá Thanh được biết đến là người luôn có phong thái tri thức, lịch lãm.

Ông Phan Đình Trạc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương.

Như tin tức đã đưa, thực hiện ý kiến của Thường trực Ban Bí thư và trên cơ sở ý kiến của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, tại cuộc họp ngày 16/1/2015, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương đã thống nhất phân công ông Phan Đình Trạc, Phó trưởng ban làm nhiệm vụ Phó trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương.

Theo đó, ông Phan Đình Trạc sẽ điều hành giải quyết công việc của Ban Nội chính Trung ương và của Trưởng Ban khi Trưởng ban Nội chính Trung ương vắng mặt hoặc được uỷ quyền.

Ông Phan Đình Trạc sinh ngày 25/8/1958, quê xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh Nhân dân (ngành điều tra tội phạm); Lý luận chính trị: Cử nhân.

Ông Trạc có 30 năm công tác trong ngành công an và từng làm Giám đốc Công an tỉnhNghệ An.

Năm 2005, ông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đến cuối nhiệm kỳ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An và được bầu vào Ban chấp hành T.Ư tại Đại hội Đảng XI.

Từ tháng 1/2013, ông Phan Đình Trạc được điều động làm Phó trưởng ban Nội chính Trung ương.

Theo tin tức trên báo Giáo dục Việt Nam, đối với người dân Nghệ An, ông Phan Đình Trạc được biết đến là một người luôn có phong thái trí thức, lịch lãm và khá thân thiện.

Trên cương vị Chủ tịch UBND, rồi Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nông nghiệp là dấu ấn đặc biệt của ông Phan Đình Trạc. 30 năm theo nghiệp công an, giờ là Phó ban Nội chính Trung ương nhưng ông lại là người say mê nông nghiệp. Ông coi nông nghiệp là căn cơ của xứ Nghệ, chú trọng đến nông nghiệp vì có lợi cho nhiều người.

Lý giải điều này, ông Trạc cho hay, khi còn ở lứa tuổi học trò, buổi đi học, buổi dắt trâu đi cày, đi bừa, gặt lúa trên cánh đồng nắng cháy ở xã Diễn Lộc, Diễn Châu quê mình, ông hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của nông dân.

"Khi làm Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy, tôi tự tìm hiểu và càng lao vào càng say. Với nông nghiệp, một thành công nhỏ thôi thì nhiều người cùng được hưởng thành quả. Mà ở Nghệ An, cũng như các tỉnh khác, phải phát triển công nghiệp, nhưng hiện tại nông nghiệp vẫn là trụ cột", ông Trạc nói.

Chia sẻ về việc được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban này chính thức đi vào hoạt động được một ngày, ông Phan Đình Trạc cười nói: “Không, tôi không bất ngờ về quyết định này của Bộ Chính trị. Là người của Đảng thì luôn sẵn sàng, bảo đi là đi, bảo ở là ở thôi”.

Cũng về chuyện rời xứ Nghệ, được dẫn lời trên báo Dân Việt, ông Trạc nói ngắn gọn: "Là người của Đảng, tôi chấp hành sự phân công của Đảng. Nghệ An nhiều người tài giỏi, phải tìm được người tài, thực sự tâm huyết với tỉnh, với dân". 

Trên báo Pháp luật TP HCM ngày 27/12/2014 cũng dẫn lại lời ông Trạc tại hội nghị giao ban công tác nội chính, phòng chống tham nhũng 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên: “Án oan sai, nhất là oan sai trầm trọng là một trong những mũi quan trọng mà Ban Nội chính Trung ương đang tập trung chỉ đạo các ban Nội chính cấp tỉnh tiến hành soát xét, nghiên cứu kỹ để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước, các cơ quan tố tụng cấp trên xem xét hết sức thấu đáo những trường hợp kêu oan, có dấu hiệu oan sai nghiêm trọng”.

Ông Trạc cho biết: “Chúng tôi đặc biệt chú ý các vụ án tham nhũng cho hưởng án treo bởi lâu nay dư luận cho rằng án tham nhũng thì xử nhẹ, bao che”.

Nhìn nhận tình trạng số vụ tham nhũng đưa ra ánh sáng ít hơn thực tế, ông Trạc cho rằng có một tỉ lệ nhỏ trong các cuộc thanh tra kinh tế xã hội, nhận thức về dấu hiệu tội phạm không được thống nhất, nhất là trong ngành thanh tra, có thể ngành thanh tra cho đó là chưa phải là tội phạm hoặc chưa đủ dấu hiệu tội phạm nên không chuyển sang cơ quan điều tra.

“Chính vì thế, chúng tôi đang tập trung tham mưu cho cấp ủy rà soát lại các kết luận thanh tra về kinh tế xã hội từ năm 2011 đến nay để xem những vụ việc nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng thì chuyển sẽ cơ quan điều tra”, ông Trạc cho hay.

Tin nổi bật