Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người mắc bệnh này: Đau sót cứ 20 giây lại có 1 người bị cắt cụt chi

(DS&PL) -

Chỉ vì không chú ý chăm sóc tốt, nhiều bệnh nhân mang bệnh đái tháo đường phải chịu bị đoạn chi. Theo số liệu thì cứ 20 giây lại có 1 người bị cắt cụt chi vì bệnh này.

Chỉ vì không chú ý chăm sóc tốt, nhiều bệnh nhân mang bệnh đái tháo đường phải chịu bị đoạn chi. Theo số liệu thì cứ 20 giây lại có 1 người bị cắt cụt chi vì sai lầm trong điều trị đái tháo đường.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính không lây, tuy nhiên đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Căn bệnh thường diễn tiến âm thầm và dẫn đến các biến chứng mạn tính trong nhiều năm sau đó. Một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh ĐTĐ là biến chứng bàn chân - một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đoạn chi (cắt chân) mà không do chấn thương.

Đái tháo đường có thể làm bệnh nhân phải đoạn chi mà không cần chấn thương. (Ảnh minh hoạ)

Mất chân vì đái tháo đường

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) thường xuyên tiếp nhận nhiều người bệnh bị biến chứng bàn chân ĐTĐ. Như trường hợp người bệnh Nguyễn Thị S. (58 tuổi, quê Tiền Giang), bị ĐTĐ lâu năm nhưng điều trị không thường xuyên. Người bệnh có thói quen đi chân đất, giẫm phải gai nhọn gây nên vết thương ở bàn chân. 

Tuy nhiên, cô S. lại không đi khám bác sĩ mà lại tự ý điều trị, đắp thuốc vào vết thương. Hậu quả là vết thương không lành mà ngày càng lan rộng đến cổ chân. Khi  bệnh nhân nhập viện tại BV ĐHYD thì đã trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng, nghi ngờ nhiễm trùng máu, tính mạng bị đe doạ. Ekip điều trị đành phải đoạn chi bên cạnh việc điều trị nội khoa tích cực để cứu mạng người bệnh.

BS Trần Minh Triết giải quyết vấn đề cho một bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng bàn chân.

Một trường hợp khác là cô Trương Thị Đ. (65 tuổi, ngụ TPHCM). Cô Đ. bị ĐTĐ nhiều năm và đã có biến chứng thần kinh ngoại biên do ĐTĐ. Cô kể, mình thường xuyên có cảm giác nóng rát 2 bàn chân, có lúc như bị châm chích. Nghe lời khuyên của bạn bè, Cô Đ. tự đi cắt lễ và ngâm chân vào nước muối. Hậu quả là bị nhiễm trùng 2 chân lan rộng. May mắn cho Cô là người nhà phát hiện sớm và đưa vào BV ĐHYD kịp thời. Cô Đ được điều trị khỏi mà không phải đoạn chi, tuy nhiên cũng phải nằm viện hơn 2 tuần.

Theo BS Trần Minh Triết – Phân khoa Nội tiết BV ĐHYD, chăm sóc bàn chân ĐTĐ là một trong những vấn đề quan trọng trong việc điều trị ĐTĐ, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng khác. Người bệnh cần được thăm khám, đánh giá tầm soát biến chứng bàn chân ĐTĐ định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Việc chủ quan không điều trị hay tự ý điều trị vì nghe lời của những người không chuyên môn có thể khiến người bệnh phải trả giá.

Cứ 20 giây, có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị đoạn chi

Theo Liên Đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF), tính đến năm 2015 , toàn thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này vẫn đang ngày một gia tăng. Ước tính đến năm 2040 trên thế giới sẽ có 642 triệu người bị ĐTĐ.

Số liệu cho thấy, cứ 20 giây sẽ có một người bị đoạn chi do ĐTĐ. Biến chứng bàn chân ĐTĐ làm gia tăng chi phí chăm sóc và điều trị cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế xã hội đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ biến chứng bàn chân ĐTĐ dao động trong khoảng 1% - 10%, tùy theo từng quốc gia. Thường gặp nhiều hơn là ở những nước đang phát triển, có điều kiện kinh tế xã hội kém, có những nơi ghi nhận tỉ lệ này lên đến 20%. Đáng chú ý, trung bình khoảng 50% người bệnh có biến chứng bàn chân ĐTĐ cần phải nhập viện và 20% trong số đó cần phải đoạn chi để điều trị bệnh.

Người bệnh ĐTĐ cần rửa sạch và quan sát bàn chân mình mỗi ngày trước khi đi ngủ.

"Người bệnh ĐTĐ lâu năm nếu không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng trên động mạch ngoại biên và thần kinh ngoại biên. Từ đó, bàn chân dễ bị tổn thương và nhiễm trùng gây nên biến chứng bàn chân ĐTĐ, làm gia tăng tỉ lệ nhập viện và đoạn chi do ĐTĐ" – BS Trần Minh Triết cho biết.

Theo BS Triết, vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần biết cách tự chăm sóc và phát hiện sớm các biến chứng trên bàn chân của mình. Bên cạnh đó, họ phải  giữ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý để giúp kiểm soát đường huyết ổn định.

"Người bệnh cần rửa sạch và quan sát bàn chân mình mỗi ngày trước khi đi ngủ, luôn mang giày dép thích hợp, không đi chân đất ngay cả khi đi trong nhà, trước khi mang giày cần xem có vật nhọn gì trong giày hay không. Cắt móng chân nên cắt ngang, không nên cắt khoé, tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng hay nước muối và phải đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có bất thường" - BS Triết khuyến cáo.

Đái tháo đường – Dấu hiệu và những biến chứng nguy hiểm

Bạn đã từng nghe nói về đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường? Bạn biết đến những triệu chứng khát nước, tiểu nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân hay những vết thương lâu lành do hiện tượng tăng đường huyết gây ra … Bạn lo lắng với những nguy cơ biến chứng mà đái tháo đường mang lại. Dưới đây là những kiến thức cơ bản cho người bệnh đái tháo đường bao gồm: triệu chứng, các dạng thường gặp, và những biến chứng cơ bản của đái tháo đường. Mời bạn đọc tham khảo.

Các dạng thường gặp của đái tháo đường

Đái tháo đường tuýp 1

Xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng glucose có trong máu.

Thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên.

Đái tháo đường tuýp 1 còn được biết đến với cái tên “Đái tháo đường tuổi vị thành niên” hoặc “Đái tháo đường phụ thuộc insulin”.

Đái tháo đường tuýp 1 cũng có thể gặp ở những người lớn tuổi hơn do tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ. Nó cũng có thể là kết quả của bệnh suy tế bào beta tuyến tụy tiến triển, vốn là những tế bào sản xuất insulin.

Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗi ngày để duy trì cuộc sống.

Đái tháo đường tuýp 2:

Là bệnh mạn tính phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ isulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng insulin một cách bình thường.

Tiểu đường tuýp II thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới.

Tiểu đường là bệnh có liên quan đến di truyền.

Người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị một số bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đục thuỷ tinh thể… và thường có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.

Đái tháo đường thai kỳ:

Là một thể đái tháo đường xảy ra trong nửa cuối thai kỳ.

Mặc dù đái tháo đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi sinh tuy nhiên những phụ nữ bị bệnh này sẽ dễ bị đái tháo đường type 2 hơn những phụ nữ khác sau này.
Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ dễ sinh con to.

Tiền đái tháo đường

Là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Thông thường tiền đái tháo đường có thể khỏi mà không cần sử dụng insulin hoặc thuốc bằng cách giảm cân vừa phải và gia tăng các hoạt động thể lực. Cách giảm cân này có thể phòng ngừa, hay ít nhất là làm chậm lại, sự khởi phát của đái tháo đường type 2.

Tỷ lệ người bị đái tháo đường gia tăng nhanh chóng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự gia tăng tỷ lệ những người bị béo phì và thường xuyên ngồi một chỗ nhiều.

Dấu hiệu thường thấy ở đái tháo đường

Những triệu chứng chung của cả 2 type đái tháo đường thường gặp:

- Mệt mỏi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Khát nước nhiều
- Tiểu nhiều
- Ăn nhiều
- Chậm lành vết thương
- Nhiễm trùng
- Thay đổi về trạng thái tâm thần
- Nhìn mờ

Những dấu hiệu nặng của đái tháo đường

Tăng đường huyết : đường huyết tăng có thể do một số nguyên nhân như ăn quá nhiều, bị bệnh, không uống đủ thuốc. Những dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết đó là: tiểu nhiều, khát nước, môi khô, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu bạn thấy đường huyết tăng cao bạn cần phải thay đổi chế độ ăn, thuốc hay cả hai.

Tăng ketones trong nước tiểu : Nếu tế bào không được cung cấp năng lượng ,cơ thể bắt đầu phân giải mỡ để tạo năng lượng. Quá trình này tạo ra nhiều acid gọi là ketones. Những triệu chứng của tăng ketone trong máu : ăn không thấy ngon, yếu mêt, ói mữa, sốt, đau dạ dày, hơi thở có mùi thơm trái cây ( mùi ceton) .Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy ketones niệu dương tính . Khi đó cần nhập viện gấp để điều trị.

Tăng áp lực thẩm thấu: Có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, các triệu chứng bao gồm : đường huyết tăng trên 600 mg/dL, môi khô, khát nước nhiều, sốt trên 38oC, lừ đừ, lú lẫn, giảm thị lực, ảo giác, nước tiểu sậm màu.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu là do đường huyết tăng rất cao gây ra tình trạng cô đặc máu và tăng áp lực thẩm thấu máu. Thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, lớn tuổi, thường gặp sau một bệnh nào đó. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường diễn tiến trong nhiều ngày tới nhiều tuần.

Những biến chứng của đái tháo đường

Loét chân do đái tháo đường: Có hơn 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường xảy ra trên cả type 1 và type 2. Bệnh loét chân do đái tháo đường thường xảy ra ở lòng bàn chân. Có nguy cơ đoạn chi tới hơn 80% .Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn.

Biến chứng ở mắt: Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính gây tổn thương vi mạch toàn thân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, mạch, thần kinh… đặc biệt là võng mạc (mô tiêu thụ oxy cao nhất cơ thể, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 – 65. Việc tầm soát và điều trị sớm có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn chặn biến chứng mù loà.

Biến chứng ở thận: Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Hệ thống lọc sẽ cho những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu. Ban đầu, chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng , giai đoạn này cần phát hiện sớm vì điều trị có thể giúp thận hồi phục.

Biến chứng tim mạch: Có 2 loại bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và suy tim. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy tim.

Biến chứng thần kinh: Bệnh thần kinh do đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiệm trọng, bao gồm: mất cảm giác chân, khớp Charco, nhiễm trùng tiểu và tiểu không kiểm soát, hạ đường huyết không cảnh báo, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa …

Tổng hợp

Tin nổi bật