Ông Trần (51 tuổi, Trung Quốc) là một người có sức khoẻ khá tốt. Vào một ngày lạnh, sau khi về nhà ông đã tắm nước nóng như thường lệ để thư giãn. Tuy nhiên sau đó, gia đình bất ngờ phát hiện ông bất tỉnh trong phòng tắm.
Sau khi được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu não. Dù đã hết lòng cứu chữa nhưng đáng tiếc ông Trần đã không may qua đời.
Nhồi máu não là tình trạng động mạch não bị hẹp hoặc tắc khiến lưu lượng máu tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng, thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến hoại tử và mất chức năng vùng não đó.
Thông thường, nhồi máu não có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lối sống. Tuy nhiên, những thói quen không tốt trong quá trình tắm rửa cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Qua trường hợp của ông Trần, bác sĩ cũng chỉ ra những thói xấu khi tắm nên thay đổi để bảo vệ sức khoẻ.
Người đàn ông đột tử do nhồi máu não khi đang tắm, bác sĩ chỉ ra những thói xấu khi tắm nên bỏ càng sớm càng tốt.
Những thói quen xấu khi tắm có thể gây hại nhồi máu não
Tắm quá lâu
Tắm trong thời gian dài sẽ làm giãn các mao mạch trên da, do đó lượng máu cung cấp cho não sẽ giảm đi tương đối, dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu tạm thời lên não, đồng thời gây co thắt động mạch vành, thúc đẩy sự hình thành của huyết khối, và thậm chí gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và đột tử.
Tắm nước quá nóng
Nhiều người có thói quen tắm nước ở nhiệt độ quá cao, đặc biệt vào mùa đông. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình làm tăng nguy cơ nhồi máu não và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiệt độ nước quá cao sẽ khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể tăng đột ngột, mạch máu giãn ra, nhịp tim tăng nhanh. Với những người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch, điều này có thể gây ra nhồi máu não.
Chính vì vậy, nên điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức vừa phải để đảm bảo cơ thể dần thích nghi.
Thay đổi nóng lạnh đột ngột
Một số người thích tắm lại bằng nước lạnh sau khi tắm nước nóng vì nghĩ rằng điều này có thể thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, việc luân phiên nóng lạnh có thể khiến các mạch máu nhanh chóng giãn nở và co lại, khiến máu lưu thông kém, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
Chính vì vậy, nên tránh trải qua những thay đổi nhiệt độ lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi tắm nước nóng vào mùa đông, khi ra ngoài môi trường lạnh cũng nên giữ đủ ấm.
Đóng kín cửa khi tắm
Vào mùa đông, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch lớn, nhiều người thích đóng kín cửa khi tắm, điều này dần dần sẽ khiến bạn bị chóng mặt, tức ngực, đánh trống ngực, khó thở, thậm chí ngất xỉu. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến tử vong.
Người đàn ông đột tử do nhồi máu não khi đang tắm, bác sĩ chỉ ra những thói xấu khi tắm nên bỏ càng sớm càng tốt.
Vận động mạnh ngay sau khi tắm
Sau khi tắm, các mao mạch trong cơ thể ở trạng thái giãn nở, tuần hoàn máu được tăng cường. Nếu ở thời điểm này thực hiện các bài tập gắng sức sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và não, có thể dẫn đến nhồi máu não.
Chính vì vậy, nên nghỉ ngơi một lúc sau khi tắm để cơ thể từ từ trở lại trạng thái bình thường. Với những người trung niên, cao tuổi, đặc biệt là những người đã mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường nên cảnh giác hơn.
Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp
Nhiệt độ nước quá lạnh, quá nóng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, tắm nước nóng dễ gây thiếu oxy, tắm nước lạnh dễ gây các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Thói quen tăng nguy cơ nhồi máu não
Lịch làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn
Không nghỉ ngơi đầy đủ và gắng sức quá mức có thể dẫn đến huyết áp tăng cao, lượng đường trong máu không ổn định, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
Nên duy trì lịch trình đều đặn và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn nhiều muối, chất béo và đường có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường... Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh não nhồi máu. Nên ăn một chế độ cân bằng, nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, ít đồ chiên, nướng và đồ ngọt.
Ngồi trong thời gian dài
Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến lưu thông máu kém và tăng nguy cơ đông máu. Nên đứng dậy và di chuyển khoảng 5-10 phút mỗi giờ, tập thể dục nhiều hơn và duy trì hoạt động thể chất.
Cuối cùng, khám sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhồi máu não. Thông qua khám sức khoẻ, có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, từ đó giảm nguy cơ nhồi máu não.
Như Quỳnh (T/h)