Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga bất ngờ đề xuất mở rộng hiệp ước hạt nhân cho Trung Quốc, Anh, Pháp

(DS&PL) -

Không chỉ Trung Quốc, Nga còn kỳ vọng cả Anh và Pháp đều có thể tham gia vào hiệp ước về các Lực lượng hạt nhân tm trung (INF).

Không chỉ Trung Quốc, Nga còn kỳ vọng cả Anh và Pháp đều có thể tham gia vào hiệp ước về các Lực lượng hạt nhân tm trung (INF).

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov - Ảnh: Getty.

Trước nay hiệp ước INF chỉ được kí kết giữa Nga và Mỹ - 2 cường quốc về hạt nhân - nhưng giờ đây Moscow tỏ ý muốn đa phương hóa phương diện này.

“Nga đã và đang kỳ vọng biến hiệp ước này trở nên đa phương. Để đảm bảo rằng không chỉ Trung Quốc có thể tham gia, mà còn cả các quốc gia NATO, chủ yếu là Pháp và Anh, nên thành một phần của nó (Hiệp ước)”, ông Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Mỹ, nói.

Ông Antonov hnhấn mạnh rằng ý tưởng biến INF thành hiệp ước đa phương không phải là quá mới mẻ mà đã có có từ 10 năm trước đó.

Nga muốn đa phương hóa INF cho cả Trung Quốc và các quốc gia khác trong NATO - Ảnh Sputnik.

“Nga từng đưa ra sáng kiến biến INF thành hiệp ước đa phương. Sau đó, chúng tôi đã đưa ra đề xuất này với các nước NATO bao gồm Anh và Pháp, các quốc gia hạt nhân. Chúng tôi nói rằng sẽ rất tốt nếu họ tham gia vào các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ nói với chúng tôi rằng không nước nào còn sở hữu loại tên lửa như trong quy định của INF và họ không cần phải tham gia hiệp ước. Chúng tôi đã bị khước từ và không thể biến INF trở thành hiệp ước đa phương”, ông Antonov lý giải.

Nhà ngoại giao Nga nói rằng Washington vẫn chưa thông báo với Nga về ý định rút khỏi INF.

“Mỹ chưa thông báo cho chúng tôi thông tin về việc ra khỏi INF như các quy định trong hiệp ước. Theo hiểu biết của tôi, Mỹ dường như đang tiếp tục hỏi ý kiến từ các đồng minh về vấn đề này. Chúng tôi đã biết về những quan ngại của các quốc gia châu Âu liên quan tới việc Mỹ có thể ra khỏi INF”, ông Antonov cho hay.

Nhà Ngoại giao này cũng chỉ ra rằng, Hiệp ước INF không liên quan tới vấn đề an ninh Mỹ, mà thay vào đó là cung cấp đảm bảo an ninh cho các quốc gia châu Âu và NATO tại châu Âu và Nga.

Ngày 20/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga vì cho rằng Moscow đã vi phạm thỏa thuận này. Nga đã bác bỏ tuyên bố của Mỹ, cáo buộc ngược lại Washington vi phạm INF.

Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm cấm các bên phát triển và triển khai tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5.500km. Hiệp ước được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật