Trẻ thoải mái thể hiện cảm xúc
Trẻ càng gần gũi với mẹ càng chứng tỏ con yêu thương và tin tưởng bạn tuyệt đối. Ảnh minh họa
Thông thường, càng cảm thấy gần gũi với ai đó, bạn càng dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình trước mặt họ. Tương tự, nếu con cái cảm thấy thân thuộc, an toàn với cha mẹ về mặt tâm lý, chúng sẽ dám thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã,...
Nếu đứa trẻ ít thể hiện cảm xúc trước mặt cha mẹ, hoặc chỉ thể hiện một loại cảm xúc nhất định, điều đó cho thấy có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, các bà mẹ đừng trách con mất bình tĩnh, cũng đừng cho rằng những đứa trẻ thích làm nũng là hư hỏng. Lúc này, bạn cần dạy con cách kiểm soát cảm xúc như thế nào để trẻ có được kỹ năng giao tiếp tốt nhất.
Có thể chịu trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ khi con mắc lỗi thường có xu hướng bỏ qua vì cho rằng: "Con còn nhỏ không biết gì. Đợi con lớn lên chút nữa rồi dạy".
Nhưng thực tế, suy nghĩ sẽ thành hành động, hành động lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen. Một khi thói quen xấu được hình thành sẽ phải mất nhiều thời gian để thay đổi bằng một thói quen tốt.
Một đứa trẻ khi được dạy tính trách nhiệm, chúng sẽ thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành vi. Với khả năng này, đứa trẻ sẽ không vội vàng làm bất cứ việc gì mà không nghĩ đến hậu quả. Chúng cũng sẽ biết cách cư xử đúng mức với những người xung quanh và không làm tổn thương tới bất kỳ ai.
Vì vậy, dạy con biết chịu trách nhiệm là việc cha mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ. Chẳng bao giờ là quá sớm để rèn tính kỷ luật cho trẻ. Những đứa trẻ có trách nhiệm khi lớn lên sẽ thành những người lớn có trách nhiệm.
Một đứa trẻ dám thừa nhận lỗi sai và biết sửa chữa chứng tỏ cha mẹ đang có hướng giáo dục con đúng đắn.
Có suy nghĩ của riêng mình
Nếu một đứa trẻ có ý tưởng và dám làm theo ý tưởng của chúng suy nghĩ ra điều này chứng tỏ cha mẹ đã thấu hiểu và đã tôn trọng ý kiến của con trong quá khứ. Ảnh minh họa
Cha mẹ giáo dục con tốt nhất là khi coi trẻ như một cá nhân độc lập, tôn trọng tính cách và sự phát triển của trẻ, cố gắng làm bạn với trẻ và lắng nghe những tâm tình của trẻ. Những cha mẹ có phương pháp giáo dục tốt thường có xu hướng không làm thay trẻ, không tước đi quyền suy nghĩ và làm chủ của con.
Nếu một đứa trẻ có ý tưởng riêng và dám làm những gì chúng thích, điều đó chứng tỏ cha mẹ đã thấu hiểu và tôn trọng sự phát triển cá nhân của con.
Tìm đến bạn khi gặp vấn đề khó xử
Trong tâm lý học tồn tại một loại “quan hệ gắn bó an toàn”, con người có đối tượng là tín ngưỡng và gắn bó, nghĩ rằng người đó sẽ hỗ trợ mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Rõ ràng, trong giai đoạn đầu đời của trẻ, cha mẹ là một đối tượng lý tưởng như vậy.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ gặp bất kỳ vấn đề gì và có thể tự giải quyết sẽ rèn luyện khả năng tự lập của trẻ. Điều này đúng, nhưng không phải luôn nhất thiết như vậy. Trên thực tế, nhiều vấn đề mà trẻ em gặp phải trong quá trình trưởng thành nằm ngoài khả năng hiểu biết và giải quyết của chúng.
Nếu phản ứng đầu tiên của trẻ là không tìm đến cha mẹ khi những vấn đề này xảy ra hoặc cố gắng tự mình giải quyết thì đôi khi đó không phải là sự cải thiện khả năng độc lập mà là do bạn - những bậc cha mẹ, chưa đủ thành công trong giao tiếp với con. Khi con nhờ giúp đỡ, bạn không được nóng nảy, trách móc mà hãy cố gắng hết sức để giúp con giải quyết những khúc mắc.
Có tính kỷ luật
Nếu một đứa trẻ biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng; biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà; biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn. Ảnh minh họa
Tính kỷ luật ở một đứa trẻ phải được cha mẹ rèn luyện từ nhỏ. Nếu một đứa trẻ biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng; biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà; biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn.
Việc rèn cho con tính kỷ luật là điều cần thiết. Tuy nhiên việc dạy con có tính kỷ luật không đồng nghĩa với việc đánh đòn hay trừng phạt. Thay vào đó, cha mẹ dạy trẻ biết “cam kết” với bản thân và với người lớn những công việc cần hoàn thành trong ngày, đúng giờ quy định. Lớn lên trẻ sẽ tự ý thức và biết cam kết với chính mình, tôn trọng mình và những người xung quanh.
Phần lớn trẻ con không có tính kỷ luật vì cha mẹ không có nhiều thời gian rèn luyện cho con, không quan tâm tới con và để mặc cho trẻ làm điều mình muốn. Trẻ không được rèn tính kỷ luật lúc nhỏ, lớn lên sẽ rất khó vào khuôn khổ. Chính vì điều đó, họ thiếu trách nhiệm về những gì mình được giao phó.
(*) Thông tin mang tính chất tham khảo
Thùy Dung (T/h)