Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nâng "trần" giờ làm thêm lên 60 giờ/tháng: Phải được người lao động đồng ý

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Theo nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Theo quy định Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Trong đó, ngoài điều kiện phải được sự đồng ý của người lao động và đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm (trừ một số trường hợp đặc thù được làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm), thì người sử dụng lao động phải đảm bảo thời gian làm thêm không quá 40 giờ trong 1 tháng.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/4/2022 với việc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 thì thời gian làm thêm giờ trong 1 năm và trong 1 tháng của người lao động đã được điều chỉnh.

Giờ làm thêm mỗi tháng của người lao động được nâng từ 40 giờ lên tối đa 60 giờ, khống chế 300 giờ mỗi năm. (Ảnh: VNE)

Về thời gian làm thêm giờ trong 1 năm:

Trước đây tại khoản 3, Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc nhất định như:

Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.

Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất; hoặc các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, với việc nghị quyết 17/2022/UBTVQH được thông qua, thì các trường hợp người sử dụng lao động được tổ chức làm thêm giờ trên 200 giờ những không quá 300 giờ trong 1 năm chỉ cần đảm bảo điều kiện là có sự thỏa thuận và chấp thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng:

Nghị quyết 17/2022/UBTVQH cũng quyết định nâng thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 tháng. Trước đây, thời gian làm thêm giờ của người lao động trong 1 tháng tối đa không quá 40 giờ.

Nay, đã được nâng thời gian làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Tuy nhiên, việc áp dụng nâng thời gian làm thêm không quá 60 giờ trong 1 tháng nêu trên chỉ được áp dụng đối với các trường hợp người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ tối đa 300 giờ trong 1 năm.

Luật sư Vũ Quang Bá 

Công ty Luật TNHH AB & Partners, đoàn Luật sư TP.Hà Nội

Tin nổi bật