Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ chuẩn bị tung ra các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sau thương vụ S-400

(DS&PL) -

Mỹ đã lựa chọn "một trong ba đề xuất trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên Đạo luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ (CAATSA)". Tuy nhiên, không rõ đề xuất nào sẽ được chọn lựa.

Mỹ đã lựa chọn "một trong ba đề xuất trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên Đạo luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ (CAATSA)". Tuy nhiên, không rõ đề xuất nào sẽ được chọn lựa.

Các bộ phận của S-400 được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: timesofisrael.com

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các nguồn tin cho biết nội các của Tổng thống Donald Trump đã đồng ý về một gói các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi quốc gia này nhận được những phần của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Họ cũng có kế hoạch công bố gói trừng phạt này trong những ngày tới.

Các quan chức đã lựa chọn từ ba phương án tiềm năng có mức độ tác động khác nhau. Tuy nhiên, nguồn tin không nói rõ đó là gì.

Hiện nay, kế hoạch tung ra đòn trừng phạt đã được xác định và chỉ cần được sự chấp thuận của ông Trump và các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống là sẽ được ban hành.

Trước đây, Mỹ đã nhiều lần đe dọa sẽ áp các lệnh trừng phạt và loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 về quyết định mua các hệ thống tên lửa S-400 của Nga, nói rằng họ có thể thỏa hiệp với máy bay do Mỹ sản xuất.

Tuy nhiên bất chấp sự đe dọa của Mỹ, ngày 12/7, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lô hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã hạ cánh tại Ankara.

Moscow và Ankara đã ký thỏa thuận cho vay để chuyển giao các hệ thống S-400 vào tháng 12/ 2017. Mỹ và NATO chỉ trích mạnh mẽ sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, cho rằng hệ thống S-400 không tương thích với các hệ thống phòng không của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên NATO, đã nhiều lần nói rằng hệ thống này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với liên minh.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi trong cuộc nội chiến ở Syria. Việc Mỹ ủng hộ phiến quân người Kurd đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng. Thổ Nhĩ Kỳ coi nhóm này là một phần mở rộng của phe ly khai mà họ đang chiến đấu tại đất nước mình. Ông Erdogan cũng đã chỉ trích Mỹ vì đã không dẫn độ ông Gulen, người bị cáo buộc là chủ mưu trong cuộc đảo chính.

Mộc Miên (Theo timesofisrael.com)

Tin nổi bật