Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mưa sao băng "cổ đại" lập đỉnh trên bầu trời Việt Nam: Thời điểm nào quan sát đẹp nhất?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Theo định vị tại TP.HCM bằng công cụ trên trang Time and Date, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/4.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), Lyrids là trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 16 - 25/4 hằng năm. Trong đó, cực điểm mưa sao băng rơi vào đêm 22 rạng sáng ngày 23 và đây cũng là thời điểm lý tưởng để có thể quan sát được hiện tượng này.

Lyrids được xem là một trong những trận mưa sao băng cổ xưa nhất được quan sát. (Ảnh: VACA)

Mưa sao băng này có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Tháng 4 hằng năm, khi Trái đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất và bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời mà chúng ta gọi là sao băng.

Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ so với những mưa sao băng khác trong năm, bởi vậy bạn sẽ cần một chút chú ý khi quan sát nó. Để xem sao băng tốt nhất, cần để mắt làm quen với bóng tối 15-20 phút và chọn nơi thoáng đãng để thưởng thức.

Điểm phát ra mưa sao băng nằm giữa chòm sao Thiên Cầm hình chiếc đàn và Vũ Tiên (Hercules), hình người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên chuyên gia cảnh báo tối 22/4, Mặt trăng ít nhiều sẽ cản trở việc quan sát. Thêm vào đó, với các vùng có mức độ ô nhiễm cao (các thành phố lớn, khu dân cư, khu công nghiệp, công trường xây dựng...) cũng khó quan sát được. Do đó, người yêu thiên văn cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào lần quan sát này.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật