Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

'Mua rau trực tuyến' - xu thế tại Trung Quốc trong mùa Covid-19

(DS&PL) -

(ĐS&PL) 9 giờ sáng, bà Li Jie, một giáo viên nghỉ hưu tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) bước ra khỏi nhà. Điều khác ngày thường là bà không đi siêu thị, mà ra ngay

(ĐS&PL) 9 giờ sáng, bà Li Jie, một giáo viên nghỉ hưu tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) bước ra khỏi nhà. Điều khác ngày thường là bà không đi siêu thị, mà ra ngay đầu khu phố để nhận những túi rau tươi, từ tay của nhân viên giao hàng qua mạng. “Tôi mua 100 đồng Nhân dân tệ (Khoảng 300,000 VNĐ), có thể ăn được 2-3 ngày”, bà nói, “Do tình hình dịch bệnh Covid-19, từ lâu tôi đã không đi siêu thị mà đặt mua rau qua các trang bán hàng trên mạng, sẽ có nhân viên chuyển đến tận đầu khu phố, rất an toàn và tiện lợi”.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, mua rau qua mạng đã trở thành lựa chọn mới của nhiều gia đình Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, từ Tết Nguyên Đán đến nay, doanh số của trang bán thực phẩm trực tuyến Missfress đã tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2019. Rau quả, lương thực, trứng, thịt và hải sản là những mặt hàng được mua nhiều nhất, chiếm hơn 60% lượng tiêu thụ mỗi ngày.

Nhân viên đang đóng gói thực phẩm tươi sống do khách hàng đặt mua qua mạng.

Hiện nay, bộ Nông nghiệp, bộ Giao thông và bộ Công an Trung Quốc đã phối hợp ban hành qui chế “hành lang xanh” cho việc vận chuyển hàng nông sản, qua đó đảm bảo các tư liệu sản xuất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được lưu thông tốt nhất.

Trong thời gian bệnh dịch hoành hành, rất nhiều nhà hàng tại Trung Quốc phải ngừng kinh doanh, trong khi các nền tảng kinh doanh thực phẩm trực tuyến lại tăng trưởng mạnh. Do đó, Một hình thức “chia sẻ nhân viên” đã được triển khai. Những nhân viên phục vụ nhà hàng sau khi được kiểm tra sức khỏe, kiểm dịch đủ điều kiện, sẽ gia nhập đội ngũ giao hàng, giải quyết vấn đề thiếu nhân lực thời vụ của những “chợ tươi sống” trực tuyến.

Rất nhiều nền tảng trực tuyến đã cung cấp các dịch vụ “giao hàng không cần tiếp xúc”, khách hàng có thể mua hàng qua ứng dụng di động, hoặc gọi điện thoại đến tổng đài.

Tổng thư ký Hiệp hội xúc tiến thương mại Trung Quốc, ông Yao Xin cho biết, dịch vụ giao hàng không tiếp xúc một mặt đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng thiết yếu một cách nhanh chóng tiện lợi, mặt khác giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lan truyền dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cả người mua và người giao hàng. (Hết)

L. Hương

Tin nổi bật