Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mọi người cứ ăn rau ngót thả cửa mà không biết điều kiêng kị này

(DS&PL) -

Không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, rau ngót cũng có mặt không tốt cho sức khỏe nếu bạn không biết ăn đúng cách.

Không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn nghĩ, rau ngót cũng có mặt không tốt cho sức khỏe nếu bạn không biết ăn đúng cách.

Rau ngót hay bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.

Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, A, B rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể.

Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác.

Trong 100g protid của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.

Do có nhiều công dụng mà nhiều người rất chuộng loại rau này mà sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của mình.

Tuy nhiên, rau ngót không "lành" 100% với tất cả mọi người. Tuy rằng ít có tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, nếu dùng không đúng cách và không đúng đối tượng thì rau ngót cũng gây hại cho sức khỏe.

1. Rau ngót tăng nguy cơ sảy thai

Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.

2. Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Bởi vậy, chỉ nên ăn rau ngót với một lượng vừa phải, chia làm một vài lần trong tuần, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc cơ thể sẽ bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

3. Rau ngót gây mất ngủ

Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Nguy hiểm hơn, nhiều người do uống quá nhiều nước rau ngót sống trong thời gian dài cũng bị khó thở và ăn uống kém dần.

Chỉ nên ăn một lượng rau ngót vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Tuy triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người như người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có.

Để không bị những nguy cơ trên ghé thăm khi ăn rau ngót, các bác sĩ khuyến cáo đối với người dân khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, khi chế biến rau ngót cần rửa sạch, nấu chín và không nên có thói quen vò rau ngót trước khi nấu vì làm như vậy rất dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi có trong loại rau này.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật