[presscloud]17741[/presscloud]
Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc thậm chí còn là nền tảng cho việc phát triển du lịch bền vững, vì nó vừa là điểm nhấn thu hút du khách, vừa là cội rễ để bảo tồn bản sắc độc đáo trong sự giao lưu văn hóa đa dạng, tạo nên tính nhân văn cộng đồng.
May mắn, chúng ta đang sống ở đất nước với nhiều giá trị văn hóa lên đến hàng ngàn năm tuổi. Nhưng đáng tiếc, thực trạng trong những năm gần đây không thể chối cãi, nhiều giá trị về văn hóa, di sản văn hóa đang dần bị lụi tàn, phai mờ thậm chí bị phá hoại.
| ||
Các phế tích còn sót lại từ thời Pháp thuộc tại Ba Vì |
Hiểu được sự quan trọng trong việc phát triển du lịch di sản, Melia Ba Vì – khu nghỉ dưỡng cao cấp tại núi Ba Vì đã song hành việc bảo tồn các di tích lịch sử và phát triển kinh tế du lịch, trở thành một điểm đến thú vị thu hút du khách trong và ngoài nước.
Giám đốc điều hành Melia Ba Vì, bà Noemi Perez, Mogardo chia sẻ với tạp chí Đời sống & Pháp luật: “Du lịch di sản văn hóa có một số mục tiêu phải đáp ứng trong bối cảnh phát triển bền vững như bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa, giải thích chính xác các nguồn tài nguyên, trải nghiệm đích thực của du khách và việc kích thích các nguồn thu kiếm được từ các nguồn văn hóa. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng du lịch di sản văn hóa không chỉ quan tâm đến việc xác định, quản lý và bảo vệ các giá trị di sản mà còn phải tham gia vào việc tìm hiểu tác động của du lịch đối với cộng đồng và khu vực. Để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội, cung cấp nguồn tài chính để bảo vệ, cũng như tiếp thị và quảng bá”.
| ||
Giám đốc điều hành Meila - Ba Vì bà Noemi Perez, Mogardo chia sẻ với Tạp chíĐời sống & Pháp luật |
Melia Ba Vì nằm trên độ cao 600m tại núi Ba Vì, cách Hà Nội gần 70km. Những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, Ba Vì được người Pháp chọn làm nơi xây dựng khu nghỉ dưỡng và quân sự cao cấp dành cho binh sĩ. Tuy nhiên, qua sự khắc nghiệt của thời cuộc và sự tàn phá của thời gian, nơi này đã từng bị phủ kín bởi một màu rêu xanh đầy hoang sơ, cho đến khi Công ty TNHH Phát triển công nghệ – chủ đầu tư dự án đã hồi sinh thị trấn này.
Ở Melia Ba Vì, người ta chú trọng vào 3 yếu tố. Đó là giữ gìn nguyên vẹn cảnh quan, phế tích có giá trị và cải tạo lại những nơi có thể. Khi lập dự án, chủ đầu tư đặc biệt quan tâm đến môi trường sinh thái tự nhiên, giữ hình thái đất ban đầu và bảo vệ thảm thực vật, tận dụng một số khung cảnh cảnh quan đặc biệt làm điểm du lịch sinh thái, tôn trọng và phát huy giá trị của những địa hình, địa cảnh. Coi phế tích là một nhân tố quan trọng, xác định các mức độ can thiệp khác nhau phù hợp với vị trí, đặc điểm, ý nghĩa và tình trạng của từng phế tích và cảnh quan khu vực. Phục dựng từng phần có chọn lọc và tôn tạo các điểm di tích để đưa các cơ hội trải nghiệm văn hóa phong phú, khác biệt cho du khách song song với đó mang đến những thông tin giá trị của mỗi di tích để du khách đến gần hơn với một phần lịch sử, hiểu sâu về giá trị văn hóa của nơi đây.
Một phần phế tích được Melia Ba Vì cải tạo thành bể bơi |
Bà Noemi cho biết thêm: “Tôi nghĩ Ba Vì có thể là một điển hình trên toàn thế giới về điểm đến du lịch di sản văn hóa thành công, với sự cân bằng giữa thiên nhiên, lịch sử và mở rộng văn hóa tới toàn thể công chúng. Để thu hút khách du lịch tìm hiểu về văn hóa và giá trị lịch sử tại Ba Vì, Melia đã sử dụng tour xe điện vòng quanh phế tích để dẫn khách đến gần hơn với lịch sử Ba Vì. Cùng với đó, thiết lập bảng thông tin lịch sử về các khu phế tích ở mỗi địa điểm phế tích".
Dự án Melia Ba Vì là tiến trình phát triển của “Tự nhiên – Nhân tạo – Tự nhiên”, cải tạo và thiết kế lại cảnh quan của toàn khu dựa trên việc lồng ghép các yếu tố lịch sử, văn hóa, bản chất của vùng. Melia Ba Vì hiện là một trong những điểm sáng của du lịch di sản, trở thành một dấu tích kiến trúc Pháp với tư cách một góc cảnh quan văn hóa nổi bật trong Vườn Quốc gia Ba Vì.
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Để thấy rằng tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa là để phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững, di sản đến từ quá khứ nhưng cần phải gắn nó với hiện tại tạo cơ hội hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.