Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt?

(DS&PL) -

Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Sốt không phải là bệnh, đây là điều chắc chắn, thậm chí sốt còn là dấu hiệu tích cực của cơ thể.

Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Sốt không phải là bệnh, đây là điều chắc chắn, thậm chí sốt còn là dấu hiệu tích cực của cơ thể.

Mẹ không cần quá lo, ngay cả khi trẻ bị sốt 39 độ. Hãy hít một hơi thật sâu và bình tĩnh nhớ lại những lời khuyên sau đây:

Sốt không phải là bệnh

Sốt không phải là bệnh. Sốt đơn thuần là phản ứng của cơ thể đối với một nhiễm trùng cơ bản. Hiện tượng xảy ra khi hypothalamus trong cơ thể làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường. Hypothalamus nằm trong vùng não, chuyên điều khiển thân nhiệt và những cảm giác như đói, khát… Hypothalamus biết rõ cơ thể cần ở nhiệt độ bao nhiêu (thường là khoảng 37 độ) và sẽ gửi “lời nhắn” tới cơ thể duy trì nhiệt độ này.

Ảnh minh họa: Internet.

Thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong một ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và hơi cao vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch hoặc và tập thể dục.

 Trong những trường hợp đặc biệt, vùng não hypothalamus sẽ điều chỉnh lại và yêu cầu cơ thể tăng nhiệt độ lên cao. Mục địch là để phản ứng với sự nhiễm trùng, một căn bệnh hoặc lý do nào đó. Vậy, vì sao hypothalamus lại ra lệnh cho cơ thể thay đổi nhiệt độ? Các nhà khoa học tin rằng việc thay đổi này là cách cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và biến cơ thể thành nơi không mấy dễ chịu với chúng.

Theo giáo sư Michael Steiner, sốt là một phản ứng khỏe mạnh của cơ thể.

Nguyên nhân sốt ở trẻ là gì?

Có một vài nguyên nhân gây sốt như sau:

Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Với trẻ em ngay sau khi sinh có thể nhiễm trùng thường do các loại virus như bệnh cảm lạnh hoặc dạ dày gây ra. Ngoài sốt, bé có thể bị phát ban, sổ mũi hoặc ho.

Mặc nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được mặc quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

Mọc răng : Đây cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

Cần làm gì khi trẻ sốt

Đắp khăn mát và lau những nơi quá nóng trên cơ thể trẻ: Nếu nhiệt độ của cơ thể trẻ tăng cao, các mẹ cần nhanh chóng làm giảm nhiệt độ cho cơ thể của trẻ. Đắp khăn mát lên vùng chán là một trong những cách có thể giảm giảm nhiệt độ cho trẻ nhanh nhất.

Cho trẻ bú sữa mẹ và uống nhiều nước: Một khi trẻ bị sốt thì cơ thể thường mất rất nhiều nước. Đây là điều kiện khiến cho các loại vi khuẩn và vi rút phát triển mạnh mẽ hơn. Vốn dĩ nước rất cần thiết cho cơ thể của con người. Nước hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn, đào thải các độc tố và bù đắp lượng nước đã mất khi phải tiết mồ hôi nhiều. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, các mẹ có thể bổ sung nước khi trẻ bị sốt.

Đồng thời, với trẻ sơ sinh, các mẹ nên tích cực cho trẻ bú sữa bởi sữa mẹ có thể làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi các loại vi khuẩn tấn công cơ thể hiệu quả.

Chỉ nên quấn cho bé một chiếc khăn mỏng: Để giữ nhiệt độ cơ thể trẻ được ổn định, các mẹ không nên mặc cho trẻ quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày. Việc mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao và gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các mẹ để cơ thể trẻ bị lạnh. Hãy quấn cho trẻ một chiếc khăn mỏng để giữ thân nhiệt cho trẻ ở mức ổn định để trẻ cảm thấy dễ chịu nhất.

Đồng thời, các mẹ nên chú ý hơn đến nhiệt độ trong phòng và tốt nhất là từ 20-25 độ C. Không được để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây là cách tốt nhất để trẻ có thể nghỉ ngơi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Cần lưu ý khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên

Nếu thấy trẻ bị sốt ở mức độ cao trên 38,5 độ C, các mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não,… Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Các chuyên gia cũng khuyến các, các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống hạ sốt tại nhà, nhất là với các trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Một số điều các mẹ cần tránh

Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.

Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.

Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.

Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Đặc biệt, cần tiến hành theo dõi nhiệt độ và cứ 4h lại kiểm tra thân nhiệt của trẻ một lần.Đối với trẻ nhỏ bạn cần chú ý theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên hơn và bất cứ thay đổi bất thường nào cũng nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.

Đừng quá lo lắng khi trẻ bị sốt, điều đó chỉ khiến mẹ thêm mệt mỏi và làm tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ thêm trầm trọng. Dù có bất cứ trường hợp nào xảy ra, các mẹ nên hết sức bình tĩnh để có phương pháp xử lý kịp thời cho trẻ nhé !

THANH LOAN (T/h)

 

 

 

 

 

 

Tin nổi bật