Me-262 là chiếc phi cơ đi trước thời đại, được đánh giá là tạo nên bước đột phá, vạch ra hướng đi mới, tác động đến tương lai của ngành hàng không thế giới.
Những chiếc Me-262 của Đức Quốc xã được đánh giá là chiến đấu cơ tốt nhất thế giới vào thời điểm Thế chiến thứ II. Ảnh: Creative Commons |
Một số chuyên gia còn cho rằng nếu Đức quốc xã có thể tiếp cận sâu hơn đối với vật liệu kim loại tinh chế cho động cơ phản lực, dự trữ được nhiên liệu nhiều hơn và có nhiều thời gian hơn thì cục diện Thế chiến thứ II có thể đã khác đi.
Đức Quốc xã sở hữu hơn 1.400 chiếc Me-262 nhưng chỉ có 50 chiếc được phê duyệt tham gia chiến đấu. Đáng chú ý, quân đội Đức Quốc xã chưa bao giờ huy động đồng thời hơn 25 chiếc chiến đấu cơ này cùng một lúc. Rất dễ để có thể nhận ra rằng sự cố động cơ, việc thiếu nhiên liệu trong điều kiện cần tiến hành liên tục các nhiệm vụ ném bom, bắn phá sân bay cũng các cơ sở sản xuất của quân Đồng minh đã gây ra tình trạng đó.
Người Đức nhận thức được thời điểm sử dụng máy bay ném bom đang tới gần, và họ đã chuẩn bị sẵn sàng trước cả khi phi đội ném bom 457 của Mỹ được thành lập ở London xa xôi. Ngày 18/3/1945, hơn 1.220 máy bay ném bom của quân Đồng minh và nhóm chiến đấu cơ P-51 Mustang của Bắc Mỹ đã đổ bộ vào Berlin. Đáp lại, Đức Quốc xã phản công bằng đội quân súng hạng nặng kết hợp với máy bay phản lực Messerschmitt Me-262.
Đây cũng là lần đầu tiên Me-262 được đưa vào thực chiến, đồng thời là trận chiến hoành tráng trên không cuối cùng trong chiến tranh châu Âu. Oberleutnant Gunther Wegmann - chỉ huy phi đội Me-262 Jagdgeschwader 7 đã lãnh đạo phi đội của mình tiến về phía các máy bay ném bom đang tới. Ông và hai đồng đội đã phối hợp bắn tên lửa R4M, tạo thành thế gọng kìm chặt chẽ bao vây khoảng 60 “Pháo đài bay” Boeing B-17 từ khoảng cách gần 915m. Tên lửa tàn phá hầu hết đội máy bay của quân Đồng minh, khiến chúng nổ tan tành.
Phi đội Đức Quốc xã sau đó giải tán về trụ sở nhưng ông Wegmann lại bất ngờ phát hiện ra một đội máy bay ném bom khác của kẻ địch và quyết định xoá sổ chúng bằng “khẩu pháo máy” MK 108 của mình. Ông ta lao vào từ phía sau và chỉ còn cách máy bay ném bom trong khoảng gần 550m trước khi phóng ra tia lửa xé toạch vỏ động cơ của mục tiêu.
Wegmann vui sướng truyền tin chiến thắng của mình về căn cứ trong khi một luồng lửa của đối thủ nhắm thẳng máy bay phản lực của ông ta, hất tung cửa kính máy bay. Phi công của quân Đồng minh vừa ném các dụng cụ từ bảng điều khiển vừa ra sức bắn phá. Tệ hơn nữa, chân phải của ông ta bắt đầu tê cứng rồi ông ta phát hiện ra một cái lỗ lớn ngay dưới đầu gối. Tuy nhiên, Wegmann không hề cảm thấy đau đớn vì máy bay Me-626 lúc ấy đang di chuyển ở độ cao 5.490m trên bầu trời nước Đức.
Ông ta tuyệt vọng hạ độ cao của chiếc máy bay phản lực xuống khoảng 3.657m, ông ta thấy ngọn lửa bùng lên từ động cơ bên phải. Nó cảnh báo máy bay sắp biến thành một quả cầu lửa khổng lồ. Ông quyết định đẩy thanh điều khiển phía trước, tháo dây an toàn, hất văng những đai ốc còn sót lại ở cửa kính máy bay khi đang ở vận tốc 400km/h. Wegmann bật ra khỏi đuôi máy bay và rơi tự do. Ông đếm năm giây trước khi bật dù và dạt xuống phía thị trấn Wittenberge 96km về phía Tây Bắc Berlin. Ông quệt ngang ngọn cây thông và xoay xở chỉ vừa đủ để hạ cánh xuống một đồng cỏ nhỏ.
“Phi công người Đức!” Ông ta hét to khi một phụ nữ lớn tuổi bước tới. Wegmann đã thật may mắn vì đó là một y tá. Bà nhanh chóng tiến hành cầm máu cho ông ta. Trong vòng 4 giờ, ông ta đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và bị cắt cụt chân.
Me-262 từng là vũ khí lợi hại tạo ưu thế cho phe Phát xít. Ảnh: Creative Commons |
Trong trận chiến đó, 16 máy bay ném bom của quân Đồng minh đã bị trúng đạn và bị rơi trên đường đến Berlin hoặc tìm cách hạ cánh khẩn cấp phía sau đường Xô Viết phía đông thủ đô nước Đức. 25 máy bay ném bom khác của quân Đồng minh đã bị phá hủy trong khi chỉ có 2 máy bay phản lực Đức bị bắn rơi.
Me-262 có ảnh hưởng đáng kể đến các giai đoạn sau của cuộc chiến. Nó là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới, và nó chỉ đơn giản là vượt xa tất cả các máy bay vào thời điểm đó. Me-262 có thể đạt tốc độ 870 km/h. Me-262 có thể bay cao đến 11,6 km với 2 động cơ Junkers Jumo, tạo ra lực đẩy cực lớn. Trong cấu hình tiêu chuẩn của, máy bay phản lực một chỗ ngồi được trang bị 4 khẩu pháo MK-108 30 mm và máy bay có thể được sửa đổi để mang theo 450 kg bom.
Quân Đồng minh vào thời điểm đó rất “sợ” đối mặt với Me-626. Nó có thể phóng tên lửa, gây sát thương, làm suy yếu tính toàn vẹn đội hình chặt chẽ của máy bay ném bom, và sau đó nhằm vào những chiếc xe tăng bị tê liệt. Máy bay phản lực rất nhanh, có hỏa lực mạnh. Các tên lửa R4M 55mm sở hữu vỏ đạn nổ chứa đầy Hexogen và được gắn dưới cánh trên giá đỡ bằng gỗ, thiết kế đặc biệt với 24 tên lửa thường được gắn vào mỗi máy bay phản lực.
Bốn khẩu pháo MK-108 30mm có thể bắn ra hơn 650 viên đạn mỗi phút. Pháo MK được sản xuất đặc biệt được coi là một kiệt tác của kỹ thuật vũ khí vì sức mạnh đáng kinh ngạc, kích thước nhỏ gọn và dễ chế tạo. Các kỹ sư Đức lưu ý rằng nó có thể hạ gục máy bay ném bom của kẻ thù với số đạn dược tối thiểu trong khi vẫn đủ khả năng tránh khỏi phạm vi phản công của kẻ thù.
Các động cơ Jumo 004 mới được phát triển đã đưa ra những thách thức, đôi khi kéo theo các mảnh vỡ sau khi một chiếc máy bay địch bị bắn hạ, làm hỏng máy nén và gây chát. Bay trên một động cơ, Me-262 không thể dễ dàng hành động lảng tránh hoặc thậm chí vượt qua P-51 Mustang, P-47 Thunderbolt. Trong tình huống đó, phi công Me-262 phải tiếp cận một căn cứ càng nhanh càng tốt.
Nền kinh tế Đức trong chiến tranh thiếu nhiều kim loại đặc biệt cần thiết cho động cơ phản lực. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn nhiều cho đến cuối cuộc chiến khi nguồn cung niken và crom giảm dần. Điều đó đã khiến Đức Quốc xã gặp khó khăn trong việc duy trì và vận hành các phi đội Me-626. Không thể giành được ưu thế, đội quân phát xít của Hitler dần bị đánh bại, Thế chiến thứ II kết thúc.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)