Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mật mã trường gà và chuyện gà đá cựa, người... đọ súng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bên trong trường gà có đủ các loại người, thành phần xã hội, Lương "trọc" chỉ cho chúng tôi từ vị tiến sỹ này, doanh nhân nọ, quan chức kia

(ĐSPL) - Bên trong trường gà có đủ các loại người, thành phần xã hội, Lương "trọc" chỉ cho chúng tôi từ vị tiến sỹ này, doanh nhân nọ, quan chức kia và những kẻ "mặt đầy tiền án, trán đầy tiền sự". Song, đã bước vào trường gà là không phân biệt vai vế, quan trọng anh có bao nhiêu tiền. Anh hô một tiếng kèo có bao nhiêu người theo. Đó mới là quân tử?!

Quần hùng tranh bá

Trong đám người đang hò hét quanh những "cót gà", nhiều kẻ cầm trong tay cả xấp tiền 500 nghìn đồng, có kẻ ngồi bó gối... ngủ gục trong hò hét. Kẻ ăn mặc sang trọng, hàng hiệu, kẻ nhìn như "khố rách áo ôm" đều bình đẳng. Họ ra dấu cho nhau bằng ký hiệu, thỏa thuận miệng. Từ xa, họ chỉ hô một tiếng "nhận", gần thì một cái đập tay, xuống bao nhiêu, chấp bao nhiêu không quan trọng. Khi kết thúc một "hồ gà", một trận đấu những thỏa thuận miệng kia ngay lập tức được cụ thể hóa bằng tiền, hợp đồng thỏa thuận miệng nhanh chóng được thanh lý. Không cãi cự, không lèo nhèo, không có khái niệm "bùng" hay "chạc", giá trị hợp đồng ít hay nhiều không quan trọng, đã nhận là phải thanh toán.

Sơn "trố", bạn của Lương "trọc" giải thích cho tôi: "Em không phải lạ, đã vào sới là buộc phải tuân theo. Nếu thằng nào bùng sới, kể cả là giang hồ có máu mặt hay "ông giời" đi chăng nữa đều không có đất sống. Vào sới thì phải biết chấp nhận. Số tiền ấy không thể chạy đi đâu được bởi nó không khác gì máu của mình, mà đã mất máu thì phải... đi đòi thịt"(?!).

Khi hai chú gà lao vào nhau nhằm đánh bật đối thủ cũng là lúc cuộc chiến kim tiền liên tục diễn ra.

Dân "chơi gà" có biệt tài nhớ dai. Có thể, họ nói thế này, thế nọ nhưng sự xuất hiện của chúng tôi hoàn toàn khác lạ với dân "chơi gà". Nhìn ánh mắt ngơ ngơ của chúng tôi, ngay lập tức bị một số "trọng tài" trong sới "phỏng vấn". Được Lương đứng ra bảo đảm, chúng tôi mới tiếp tục được đứng trong sới. "ở sới gà toàn là khách quen, ai mới đến phải có người giới thiệu trước. Việc này rất quan trọng bởi dạo này sới gà hay bị "dập", Lương nói.

Sơn "trố" bảo: "Quân tử sới gà thì cũng có năm ba loại. Với các "sới cỏ" giá tiền không lớn, anh em cũng dễ sòng phẳng hơn. Sới bên này, anh dẫn các chú theo cũng là trung bình. Các sới lớn ở Mạo Khê, Uông Bí..., mới "độ" lớn. Chơi ở những sới đó, không "quân tử" không được. Chỉ cần khác ý một chút hay có biểu hiện "bùng", "chạc" hay "làm trò" thì ngay lập tức súng được rút ra ngay. Sới "đá gà" bây giờ đâu chỉ là trò chơi mà nó là tiền bạc và máu, bị lật kèo là phải "chiến" đến cùng. Trước anh đi cùng anh T. (Thủy Nguyên), đi đâu tụi anh chẳng phải vác theo "hàng nóng".

Gà của chúng tôi cũng được Lương "trọc" đưa vào bu để đợi đối thủ. Trong khi ngồi đợi, các đấu thủ khác đều được các trọng tài tìm các cặp. Mỗi cặp được "gá", chủ gà thường phải bỏ ra một số tiền nhất định, gọi là bao, tùy vào đẳng cấp của từng chủ mà giá của số tiền từ vài triệu đến... cả tỉ đồng. Số tiền cá cược của những "khán giả" cũng rất kinh khủng. Khán giả tự tìm đối tác và thỏa thuận miệng. Nếu cộng toàn bộ "giao dịch" trong sới thì số tiền đó không khéo lên đến vài tỉ.

Khi chúng tôi vừa vào "cót 2", gặp một gã mặt đầy sẹo, buồn thiu, ôm chú "chiến kê" vừa bại trận đầu u từng cục, mắt rách bươm, mỏ phải khâu lại. Bên cạnh gã là một chiến hữu đi cùng an ủi: "Gà của họ gà tài, hơn hai trăm chai (200 triệu đồng) không bán, gà mình có 70 chai (70 triệu đồng), đánh được như thế, thua thế này cũng quá ổn rồi".

Những cuộc săn lùng "chiến kê"

Mỗi "cót" đều có những "luật" khác nhau. Vì thế, tùy vào từng "cót", từng cặp mà ra thời gian "hồ" khác nhau, thường thường là 15 - 20 phút một "hồ". Sau mỗi "hồ", gà chọi được chủ gà đem ra "làm nước", nghỉ 5 phút. Theo tìm hiểu của phóng viên, thường trận đấu diễn ra không quá 3 - 5 "hồ", nếu qua 9 "hồ" mà không phân biệt thắng, thua thì một trong hai bên có quyền "ngổ" gà khỏi "cót". Tuy nhiên, quá trình này cần được đàm phán cụ thể giữa hai chủ gà. Nếu đã chấp nhận "ngổ" gà, đồng nghĩa với việc phải mất thêm tiền, việc xin này nếu được "làng" đồng ý mới được diễn ra. Việc "ngổ" gà thường chỉ dành cho những chủ gà muốn giữ lại "chiến kê" của mình.

Khi đã "ngổ" gà thì không đơn thuần chỉ còn là chuyện của chủ gà nữa nếu bên kia muốn phân chia thắng bại. Lúc đó, chủ gà chấp nhận mất trắng nhưng số tiền đổ vào gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị con gà. Khi khách làng "bao ngoài" bắt tay nhau cá cược, nhiều kèo "độ" giá trị cả trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng đưa ra, việc chấp nhận "ngổ" gà không còn là quyền của chủ gà nữa mà hai "chiến kê" này buộc phải chiến đấu, đến lúc có một chú gà bỏ chạy hoặc chấp nhận đến mất mạng.

Các kèo "độ" phụ thuộc vào "trạng" gà và "lối đánh" của gà. Nếu những chú gà đã nhiều lần xuất hiện trên sới, "đánh" uy tín, thường phải "chấp mỏ", nghĩa là phải bịt mỏ lại trong một thời gian đã được thỏa thuận sẵn. Thường tùy theo cân, hơn 1 lạng có thể phải chấp mỏ đến 10 phút. Đối với gà chọi, thường có đặc tính khi mổ vào đâu sẽ tung đòn đá vào trúng chỗ đó. Nếu gà bịt mỏ sẽ không mổ được, đòn đánh mất đi tính chính xác.

Dân chơi gà thường quen mặt nhau. Họ gặp nhau nhiều trong sới đến mức có thể nhớ từng "trạng" gà, "lối đánh" của gà. Đối với "sới gà" Hải Phòng này, người ta thường kháo nhau về một tay chơi, kiêm dân anh chị có tiếng ở đất Cảng. "Gà chiến" của tay này hay đến mức như huyền thoại. Dân "đá gà" thường đổ dồn tiền bạc về con gà này. Cũng chính nó đã đem lại không biết bao nhiêu tiền bạc cho chủ nhân và khách đặt niềm tin vào nó. Tuy nhiên, "chiến kê" của tay anh chị này, sau một mùa thay lông, quay lại sới với một bộ dạng hoàn toàn khác khi màu lông và màu chân khác. Dân chơi ban đầu nghĩ tay anh chị này thay gà.

Thế nhưng, sau khi quan sát kỹ, dân chơi phát hiện ra là gà cũ. Trận chiến đánh dấu sự trở lại của chú gà này cũng là lúc dân chơi đổ hàng đống tiền. Lương "trọc" và Sơn "trố" nói về "trận chiến" đó như một huyền thoại sống của các sới gà ở Hải Phòng, trận chiến đó dân chơi khắp nơi đổ về một sới ở Cầu Nghìn (một địa điểm ở Hải Phòng tiếp giáp với Thái Bình) trong đó có cả những đại gia ở miền Trung ra "tham chiến". Trong số đó, có một dân chơi khu vực Tây Nguyên "vác" ra 10 "chiến kê" "đánh" với dân chơi Hải Phòng. Mới bước vào trận đấu với gà của tay anh chị Hải Phòng, đại gia Tây Nguyên này lớn tiếng chấp 10 ăn 1. Thậm chí, gà bằng cân nhưng chấp 10 phút mỏ. Toàn bộ dân chơi miền Bắc khá "nóng mặt" với vị đại gia này liền đổ hàng đống tiền vào gà của đại gia Hải Phòng. Tỉ lệ 10 ăn 1 đối với gà Hải Phòng quá hời.

Bước vào trận đấu, ban đầu, gà của Hải Phòng "đánh" khá hăng và có vẻ giành ưu thế trước gà Tây Nguyên. Sau "hồ" thứ nhất, tiền đổ vào lại càng nhiều. "Nếu anh không nhầm thì lần đó chỉ cần dân Hải Phòng thua cũng đã mất sơ sơ vài ba tỉ đồng, nếu thắng thì không biết được bao nhiêu nữa. Ngay "hồ" đầu, các kèo "độ" liên tục được dân chơi bàn tán. Tuy nhiên, chỉ sau "hồ" thứ nhất, sau 5 phút làm nước, gà của Tây Nguyên đã hoàn toàn lật thế cờ. Và sau "hồ" đó, gà Hải Phòng liên tục chạy quanh "cót". Gà Hải Phòng hoàn toàn thất thế. Sự thất bại này làm dân gà xứ Bắc bừng tỉnh, họ bắt đầu vào các tỉnh miền Trung săn "chiến kê".

Bí quyết của dân chơi

Sơn "trố" thuyết trình về kinh nghiệm đá gà miền Trung: "Những con gà này chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung nên rất khỏe. Cùng một cân nặng nhưng bao giờ gà miền Trung cũng to xương, những cú đá của chúng nhanh, mạnh hơn và tần suất cũng cao hơn. Người có tiền thì mua "gà chiến", ít tiền thì mua "gà non". Những con gà có bố mẹ tốt, dù chỉ bằng nắm tay nhưng đã có giá cả chục triệu đồng".

Tin nổi bật