Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mặc áo ĐTQG quảng cáo bia, Công Phượng có phạm luật?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – “Việc Công Phượng mặc áo đội tuyển Quốc gia quảng cáo cho một hãng bia dù dưới danh nghĩa cá nhân hoặc CLB HAGL đều vi phạm pháp luật”, luật sư Nguyễn Danh Huế nhận định.

(ĐSPL) – (ĐSPL) – “Việc Công Phượng khoác áo ĐTQG quảng cáo cho một hãng bia khi chưa được sự cho phép của LĐBĐVN dù dưới danh nghĩa cá nhân hoặc CLB HAGL đều vi phạm pháp luật”, luật sư Nguyễn Danh Huế nhận định.

Gần đây, khi những hình ảnh của cầu thủ Công Phượng xuất hiện trên poster và clip quảng cáo của một hãng bia nổi tiếng đã khiến dư luận nảy ra không ít tranh cãi. Hầu hết những tranh cãi xoay quanh câu chuyện cầu thủ 20 tuổi này nên hay không việc quảng cáo cho loại đồ uống có cồn và việc Công Phượng khoác áo của đội tuyển Quốc gia khi chưa được sự cho phép của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) để quảng cáo liệu có đúng với quy định của luật pháp?

Trước những băn khoăn này của bạn đọc, báo Đời sống và pháp luật đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Danh Huế, Công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Thưa luật sư, ông có có nhận xét như nào về việc cầu thủ Công Phượng quay quảng cáo cho một thương hiệu đồ uống có cồn?

Như chúng ta đều biết, các nghành hàng thuốc lá, rượu bia không được phép tài trợ cho các hoạt động và các giải thi đấu thể thao dưới bất kỳ hình thức nào vì thể thao hướng tới sự rèn luyện ý chí và nâng cao thể trạng, sức khỏe cho con người.

Bởi vậy, ngay cả các ngôi sao thể thao lớn cũng hạn chế nhận lời quảng cáo cho các sản phẩm nhạy cảm này để giữ hình ảnh cá nhân và cổ vũ tính lành mạnh cho cộng đồng.

Việt Nam là quốc gia sử dụng rượu bia hàng đầu khu vực và thế giới, hàng năm nước ta có hàng ngàn người thiệt mạng do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia, ngoài ra  các hệ lụy khác của rượu bia gây ra cho xã hội cũng rất to lớn.

Vì vậy một biểu tượng của nhiều bạn trẻ ở thời điểm hiện tại và có ảnh hưởng lớn trong công chúng như Công Phượng quảng cáo cho một sản phẩm Bia sẽ có thể tạo ra những tác động không tốt cho xã hội.

Công Phượng đã là một người trưởng thành và anh có quyền làm những điều pháp luật không cấm. Tuy nhiên là một người có ảnh hưởng lớn trong công chúng, đặc biệt là giới trẻ thì mỗi hành động của Công Phượng ngoài việc xây dựng hình ảnh cá nhân thì anh còn có trách nhiệm chuyển tải những thông điệp nhân văn và tốt đẹp đến với công chúng để đóng góp vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

Ông có thể cho biết, việc cầu thủ này sử dụng hình ảnh của Đội tuyển Quốc gia khi chưa được sự cho phép để quay quảng cáo có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều lệ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã ghi rất rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này: “Sở hữu tất cả các quyền sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐVN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật”

 “Trao quyền sử dụng và phân phối hình ảnh, âm thanh và các hình thức dữ liệu khác của các trận đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức và điều hành của LĐBĐVN, quy định của pháp luật”.

Video xem thêm:

Top siêu phẩm vòng 1 V.League 2015 - Dấu ấn Công Phượng.

Ngoài ra biểu trưng của LĐBĐ đã được đăng ký bản quyền và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Như vậy có thể thấy các hình ảnh liên quan đến đội tuyển quốc gia sẽ do LĐBĐVN sở hữu. Việc Công Phượng sử dụng hình ảnh của mình trong màu áo đội tuyển quốc gia dù có thể dưới danh nghĩa cá nhân hay thực hiện theo yêu cầu của CLB HAGL đều vi phạm pháp luật.

Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan khác đều quy định rất rõ về quyền sở hữu, quyền tác giả và các quyền liên quan.

Điều 109 Luật thương mại 2005 quy định về các quảng cáo thương mại bị cấm như sau:

“Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý”

Như vậy LĐBĐVN có quyền yêu cầu bên vi phạm (căn cứ vào việc hành vi này do cá nhân Công Phượng thực hiện hay thực hiện theo hợp đồng của CLB HAGL với đối tác và căn cứ vào các thỏa thuận khác giữa liên đoàn với câu lạc bộ, cầu thủ) dỡ bỏ nội dung vi phạm, xin lỗi công khai hoặc khởi kiện bên vi phạm ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Và các thả thuận giữa LĐBD VN

Tuy nhiên theo tôi, Công Phượng là một cầu thủ trẻ, nhận thức pháp luật còn hạn chế nên LĐBĐVN có thể sẽ chỉ dùng những biện pháp như nhắc nhở, yêu cầu hủy bỏ các nội dung vi phạm đối với cầu thủ này để tránh những điều tương tự xảy ra trong tương lại.

Đây cũng là một bài học quý giá cho các CLB và các cầu thủ khi tham gia vào các hoạt động thương mại .

Vâng, xin cảm ơn luật sư. 

Được biết sau khi xác định Công Phượng khoác áo ĐTQG khi chưa được sự cho phép của LĐBĐVN khi chưa được sự cho phép để đóng quảng cáo cho hãng bia là sai phạm, VFF đã yêu cầu Bia Sài Gòn dừng phát hành toàn bộ các poster có in hình cầu thủ này, trước khi các bên liên quan họp bàn và tìm giải pháp tháo gỡ.

Liên quan đến “sự cố” này, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo các bên liên quan để không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ đối tác mà VFF đã ký kết.

Những thông tin và hình ảnh mà Công Phượng sử dụng trong quảng cáo cho hãng bia là vi phạm Luật Thương mại.

"Ngay sau khi sự việc này được báo chí và dư luận quan tâm, cá nhân tôi đã liên hệ trực tiếp với Dentsu. Bước đầu họ đánh giá và tỏ ra rất thông cảm về sự cố này. Bên cạnh đó, tôi cũng đã nhắc nhở phía HAGL, bởi nếu như Công Phượng mặc áo cá nhân hoặc của CLB sẽ là vấn đề khác, nhưng khi mặc áo ĐTQG thì phải được sự cho phép của VFF, bởi hình ảnh đó sẽ thuộc quyền sở hữu của VFF”, ông Lê Hùng Dũng cho biết. 

Tin nổi bật