Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ly kỳ vụ án danh thần giỏi bậc nhất đất Thăng Long bắt kẻ hiếp dâm, chôn xác phi tang bằng giấc mộng

(DS&PL) -

Nhờ đánh vào sự sợ hãi của các nghi phạm, quan thượng thư Nhữ Đình Hiền đã lột trần được chân tướng của đám sư hổ mang hiếp dâm, giết người rồi chôn xác phi tang.

Nhờ đánh vào  sự sợ hãi của các nghi phạm, quan thượng thư Nhữ Đình Hiền đã lột trần được chân tướng của đám sư hổ mang hiếp dâm, giết người rồi chôn xác phi tang.

Một phạm nhân trên đường đi thụ án

Nhữ Đình Hiền sinh năm Kỷ Hợi (1659), ông nổi tiếng là người xử kiện công bằng, đúng đắn, việc chính sự đều rất tận tụy nên bấy giờ ai cũng khen ngợi. Danh tiếng của ông cùng một vị quan đồng triều được dân gian đúc kết ca tụng qua câu nói: “Văn chương Lê Anh Tuấn, chính sự Nhữ Đình Hiền”.

Các sách sử đương thời viết về Nhữ Đình Hiền đều có dòng ca tụng tài năng của ông trong việc xử án. Nổi tiếng nhất là một vụ án kéo dài đến 6-7 năm, qua nhiều vị pháp quan mà vẫn chưa tìm ra thủ phạm, đến khi Nhữ Đình Hiền được giao phá án, chỉ trong thời gian rất ngắn ông đã làm sáng tỏ chân tướng vụ việc.

Cụ thể, theo sách "Việt án lần theo trang sử cũ", bấy giờ ở vùng quê có hai chị em ruột đều lập gia đình. Dù hai nhà cách nhau khá xa, em gái vẫn đến chăm sóc chị bị ốm. Sau một thời gian, chồng của cô em không thấy vợ về, nghi có việc chẳng lành, nên báo quan.

Sau vụ kiện, chồng của chị gái trở thành nghi phạm chính, bị giam vào ngục. Các quan thay nhau xét án, nhưng không có chứng cứ, dẫn đến đình trệ nhiều năm.

Quan sát quãng đường từ nhà em tới chị, thượng thư bộ Hình Nhữ Đình Hiền thấy một ngôi chùa ở cánh đồng, cây cối rậm rạp. Ông phán đoán nạn nhân chắc chắn phải đi qua đây, liền sai người đưa mình tới ngôi chùa, xin lưu lại một đêm.

Sáng hôm sau, Nhữ Đình Hiền cho triệu tập các tăng đồ trong chùa, lấy cớ đêm qua thấy có người đến báo mộng, và dọa rằng: "Các người đều là kẻ tu hành, sao lại có oan hồn đến tố giác với ta? Vậy sự thể ra sao, phải mau tự thú".

Những tên sư hổ mang tái mặt khi nghe ông nói. Sau một hồi quanh co, cuối cùng, chúng phải tự thú đã hãm hiếp nạn nhân, rồi chỉ tay ra một cây tháp. Khi đào chỗ ấy lên, người ta phát hiện xác thiếu phụ. Vụ án được làm sáng tỏ, chồng của cô chị thoát ngục tù. Những tên sư phạm tội bị nghiêm trị.

Nhờ biệt tài xét án của Nhữ Đình Hiền, nhiều vụ án lớn, phức tạp đều được giải quyết thỏa đáng. Ông nằm trong danh sách “Tràng An tứ hổ”, gồm 4 danh thần giỏi bậc nhất đất Thăng Long, là Vũ Diệm, Nguyễn Bá Lân, Nhữ Đình Hiền, Nguyễn Công Thái.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí thì gia đình họ Nhữ nổi danh về truyền thống khoa bảng, mở đầu là Nhữ Tiến Dụng đỗ đồng Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Thìn (1664) đời Lê Huyền Tông, làm quan đến chức Lễ khoa đô cấp sự trung, Thái thường tự khanh; con ông là Nhữ Đình Hiền (còn có tên khác là Nhữ Tiến Hiền) đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thân (1680) đời Lê Hy Tông, làm quan trải đến chức Thượng thư bộ Hình rồi Bồi tụng, tước bá.

Thế hệ nối tiếp có Nhữ Trọng Thai (còn có tên khác là Nhữ Trọng Đài), gọi Nhữ Đình Hiền là chú ruột; đỗ Bảng nhãn khoa thi năm Qúy Sửu (1733) đời Lê Thuần Tông, làm quan đến chức Hiến sát sứ.

Con thứ của Nhữ Đình Hiền là Nhữ Đình Toản (sau đổi là Nhữ Công Toản) đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa thi năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý Tông, làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh kiêm Tham tụng, tước Bá Trạch hầu; về sau đổi sang võ ban, làm Hiệu điểm rồi lên tới chức Tả đô đốc, tước Trung Phái hầu.

Nhữ Công Chân là con trai của Nhữ Đình Toản, gọi Nhữ Tiến Dụng là cụ nội, Nhữ Đình Hiền là ông nội và gọi Nhữ Trọng Thai là bác ruột. Ông đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi năm Nhâm Thìn (1772) đời Lê Hiển Tông, sau làm quan đến chức Hàn lâm thị chế, hữu thị lang bộ Lễ.

Có thể nói trong số những gia đình có truyền thống học tập thời xưa với nhiều người hiển đạt thì nhà họ Nhữ làng Hoạch Trạch đứng vào hàng bậc nhất. Năm nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau ở cùng một gia đình nối tiếp đỗ đại khoa, thật là nhà có phúc lớn; họ đều đem tài năng của mình đóng góp ít nhiều cho văn hóa dân tộc và dốc lòng vì việc dân, việc nước.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật