Đến nay, với khối tài sản tranh chấp khi ly hôn lên đến 10.000 tỷ đồng, thì vụ ly hôn của nữ đại gia Nguyễn Thanh Thủy được đánh giá là vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam. Bùi Đức Minh kết hôn với chị Nguyễn Thanh Thủy ( Phó chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn) từ năm 2004 và có hai con chung, cháu Bùi Đức Bảo Hưng (sinh năm 2004) và Bùi Ngọc Bảo Nhi (sinh năm 2007). Cuối năm 2010, chị Thủy gửi đơn lên Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, yêu cầu khởi kiện xin ly hôn.
Câu chuyện ly hôn giữa Phó chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn và chồng được dư luận quan tâm và tranh cãi bởi khối tài sản được ước tính lên đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng).
Tập đoàn Bảo Sơn vốn đã nổi tiếng với khách sạn tư nhân cao cấp đầu tiên ở Hà Nội, qua trình phát triển liên tục tích lũy và mở rộng ra nhiều lĩnh vực du lịch, sản xuất và dịch vụ, nhưng thiên hạ vẫn biết tới cha con ông Bảo Sơn với những dự án bất động sản lớn ở Hà Nội - mà nổi nhất là khu Thiên đường Bảo Sơn.
Tuy nhiên, khi vụ việc còn chưa được giải quyết thì vào tháng 2/2012, Công an Hà Nội đã bất ngờ bắt Bùi Đức Minh để điều tra về hành vi vu khống.
Vụ ly hôn giữ ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm sao và bà Phạm Thị Hương Giang - Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương là một vụ ly hôn kỷ lục bởi khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng, kéo dài gần 4 năm.
Ông Giang và bà Mười kết hôn năm 1999, có hai đứa con và đến năm 2004 thì lục đục rồi kéo nhau ra tòa. Ông Mười muốn nuôi cả hai con nhưng con lớn muốn sống với mẹ và ông Mười đồng ý và sẽ cung cấp 35 triệu đồng một tháng để nuôi cháu. Còn bà Mười có nguyện vọng nuôi cả hai con và yêu cầu ông Mười cấp 100 triệu/tháng.
Về phần tài sản, tổng cộng ông Mười và bà Giang sở hữu 2000 tỷ đồng bao gồm: 1 xe hơi Camry, biệt thự ở TP.HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều nhà đất khác, vốn đầu tư trong các công ty: CP Tập đoàn quốc tế Năm Sao (85 tỷ đồng), Công ty CP quốc tế Hòn Đảo Việt (8,5 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư đô thị Sam My (30 tỷ đồng), Công ty CP vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỷ đồng).
Số tài sản trên bà Giang đề nghị được chia đôi còn ông Mười cho rằng số tài sản này chủ yếu là vay mượn để mua bán kiếm lời. Sau nhiều lần thương lượng hai bên không tìm được tiếng nói chung, ông Mười đưa ra hướng giải quyết là đưa cho bà Giang 60 tỷ đồng và phần còn lại ông sẽ chi trả nợ nần và toàn quyền quyết định. Tuy nhiên bà Giang không chấp nhận phương án này. Cuối cùng tòa án đã hoãn xử để định giá lại khối tài sản trên.
Vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay là vụ ly hôn của Phó chủ tịch tập đoàn FPT và buộc phải chia số cổ phiếu cho người vợ lên đến con số gần 2 triệu cổ phiếu FPT. Lúc đó, cổ phiếu FPT đang được giá nên với 2 triệu cổ phiếu ước tính lên đến 1.000 tỷ đồng.
Cụ thể, thời điểm đó, ông Lê Quang Tiến - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc đang sở hữu 3.709.630 cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Và khi ly hôn, ông đã "ga lăng" chuyển cho người vợ là bà Lê Thị Hồng Hải 1.854.815 cổ phần. Thời điểm đó, nếu giao dịch ngay, bà Hải có khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán, do nhiều quy định về điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán, bà Hải không thể bán hết số cổ phiếu đó để gom 1.000 tỷ.
Nhưng nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, việc chia đôi tài sản cổ phiếu của ông Tiến là điều hiếm có và được xem là "sòng phẳng" và hợp tình theo cả pháp lý và quan niệm dân gian "của chồng công vợ". Chuyện ồn ào chẳng qua là vì số tiền rất lớn còn trong cách hành xử được xem là "chơi đẹp" với tình cũ.
Cuộc hôn nhân đại gia – chân dài này tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất thời điểm đấy. Bởi khi tình đang mặn nồng thì ông GĐ công ty Đông Nam phải vào tù vì buôn lậu số điện thoại với tổng trị giá lên tới 149 tỷ đồng và trốn thuế 99 tỷ đồng. Trước đó, ông Nguyễn Gia Thiều đã tẩu tán vào tài khoản của vợ 8,4 tỷ đồng và khi công an khám nhà, phát hiện ra 200.000 USD trong két sắt.