Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải việc sau hơn 9 năm, dự án trên 4.000 m2 "đất vàng" tại Hà Nội vẫn chưa thể khởi công

(DS&PL) -

Sau hơn 9 năm, dự án xây khách sạn tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng vẫn chỉ đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn tất thủ tục để được cấp phép xây dựng.

Sau hơn 9 năm, dự án xây khách sạn tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng vẫn chỉ đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn tất thủ tục để được cấp phép xây dựng và khởi công.

Toàn cảnh lô đất vàng của Tân Hoàng Minh gần hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Zing.vn

Lô đất rộng hơn 4.000 m2 của Tân Hoàng Minh tại ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng được ví như "đất vàng" với vị trí đắc địa, đối diện Tràng Tiền Plaza, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100 m. Hiện tại, bên ngoài lô đất vẫn quây tôn và bỏ hoang.

Cụ thể, đối với Dự án xây dựng công trình hỗn hợp, thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 phố Hàng Bài, UBND Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 24/06/2010, cấp điều chỉnh lần 1 ngày 11/05/2015 cho Công ty cổ phần thời đại mới T&T với nội dung chính: Diện tích sử dụng đất 4.072,9m2.

Trao đổi với VnEconomy, đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, công ty T&T được giao đất từ năm 2011 để thực hiện giải phóng mặt bằng, tại quyết định giao đất dự án có chức năng là Trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư tại chỗ. Do việc giải phóng mặt bằng phức tạp nên từ 2011 đến 2015 mới giải phóng mặt bằng xong. Ngày 27/3/2015 UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản xác nhận hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Do quá trình triển khai giải phóng mặt bằng các hộ dân đã lựa chọn phương án nhận đền bù bằng tiền không nhận nhà tái định cư nên ngày 24/4/2012 Thành phố đồng ý chủ trương cho Công ty T&T được chuyển mục đích sử dụng đất từ chức năng Trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang chức năng Trung tâm thương mại, Văn phòng và nhà ở bán. 

Công ty T&T đã tiến hành các bước thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư cũng triển khai các thủ tục đầu tư để có thể khởi công xây dựng công trình.

"Tuy nhiên, do chi phí giải phóng mặt bằng thực tế chủ đầu tư phải bỏ ra cao hơn so với phương án tính toán ban đầu. Chủ đầu tư đã phải đền bù, di chuyển nhà máy Nhựa sang huyện Gia Lâm; đền bù cho các hộ dân với giá trị theo mức giá thị trường của khu vực Hồ Hoàn Kiếm là 1 tỷ đồng/m2. Cho nên với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt thì Dự án không đảm bảo hiệu quả kinh tế dẫn đến thua lỗ", đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh khẳng định.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch. Quá trình xem xét việc điều chỉnh quy hoạch, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi sang chức năng thương mại, khách sạn. Do địa điểm dự án nằm trong khu phố cổ nên phải triển khai nhiều bước, phải báo cáo Chính phủ chấp thuận vì vậy mất nhiều thời gian so với các dự án khác. 

Để tháo gỡ khó khăn, chủ đầu tư đã nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn. Sau đó, lại chuyển thành mục đích trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở…

Doanh nghiệp cũng xin điều chỉnh quy hoạch so với phương án được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận năm 2015. Thời điểm đó, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội chấp thuận phương án kiến trúc với chiều cao 8 tầng, 6 tầng hầm.

Tân Hoàng Minh cho biết sau đó, trong quá trình xem xét việc điều chỉnh quy hoạch, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi sang chức năng thương mại, khách sạn. Tuy nhiên, do địa điểm dự án nằm trong khu phố cổ nên phải triển khai nhiều bước, UBND TP. Hà Nội phải báo cáo Chính phủ chấp thuận. Do đó, việc thay đổi quy hoạch mất nhiều thời gian so với các dự án khác.

Đến ngày 1/9/2017, Văn phòng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch.

Doanh nghiệp này cho biết do thủ tục xin điều chỉnh quy hoạch đã kéo dài nhiều năm và phức tạp chưa rõ có kết quả nên ngày 16/7/2018 chủ đầu tư đã báo cáo UBND TP. Hà Nội cho phép tiếp tục triển khai dự án xây dựng công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở bán theo phương án đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận năm 2015.

Hiện tại, Công ty đang gấp rút hoàn tất các thủ tục đầu tư để được cấp phép xây dựng, khởi công dự án.

Dự án xây dựng công trình hỗn hợp, thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 phố Hàng Bài và số 25-27 phố Hai Bà Trưng, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Thời đại mới T&T, UBND Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 24/6/2010, cấp điều chỉnh lần 1 ngày 11/5/2015 để thực hiện dự án trên với diện tích sử dụng đất 4.072,9m2.

Quy mô đầu tư theo quy hoạch được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tại văn bản số 88 ngày 9/1/2015 với chiều cao công trình 8 tầng; Tổng vốn đầu tư 992,679 tỷ đồng; Tiến độ 2015-2018.

Sau nhiều lần xin điều chỉnh không được, Công ty T&T lập hồ sơ điều chỉnh tổng mức đầu tư và tiến độ Dự án; giữ nguyên quy mô, chức năng công trình đã được chấp thuận tại giấy chứng nhận đầu tư.

"Đây chính là lý do chậm triển khai dự án", báo cáo nêu rõ, "Dự án đang thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện, tổng vốn đầu tư và hoàn thiện các thủ tục theo quy định để triển khai xây dựng công trình".

Công ty Cổ phần Thời đại mới T&T trước đây do Tập đoàn Tân Hoàng Minh sở hữu đến 90,25% vốn. Mặc dù trong thông tin đăng ký kinh doanh sửa đổi lần gần nhất không còn ghi nhận bất cứ một cổ phần nào của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại T&T song trên trang chủ website Tập đoàn này vẫn giới thiệu T&T với tư cách là công ty con của Tân Hoàng Minh.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật