Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý do chưa thể áp dụng ghi âm, ghi hình khi hỏi cung trên toàn quốc từ 1/1/2020

(DS&PL) -

Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh nếu thực hiện đồng bộ việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung trên toàn quốc từ ngày 1/1/2020 thì sẽ không đảm bảo yêu cầu.

Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (bộ Công an), nếu thực hiện đồng bộ việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung trên toàn quốc từ ngày 1/1/2020 thì sẽ không đảm bảo yêu cầu.

Ghi âm - ghi hình trở thành phương tiện được quy định phải có trong hoạt động hỏi cung. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Theo Tuổi Trẻ, tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Theo lộ trình, năm 2019 sẽ hoàn thành đề án tổng thể và triển khai đầu tư đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can.

Từ ngày 1/1/2020 thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên toàn quốc.

Tuy nhiên, theo báo Người Đưa Tin, tại buổi họp báo của bộ Công an chiều 24/12, liên quan đến Đề án cơ sở vật chất, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng cục pháp chế và cải các hành chính, tư pháp (bộ Công an) khẳng định đây là một chủ trương lớn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bộ ngành, trong đó bộ Công an được giao xây dựng đề án.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh cũng cho biết: “Bộ Công an đã có quyết định thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng đề án chung. Sau đó, đã được Chính phủ phê duyệt Đề án về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động tố tụng hình sự. Chúng ta cần có thời gian và lượng kinh phí khá lớn để triển khai trên toàn quốc.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng cục pháp chế và cải các hành chính, tư pháp (bộ Công an). Ảnh: Người Đưa Tin.

Để đảm bảo an toàn, chắc chắn, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo bộ Công an đã tổ chức cho thí điểm ghi âm, ghi hình có âm thanh 5 cơ quan đơn vị, gồm Công an tỉnh Bắc Giang, Công an TP.Hà Nội, Công an TP.Hồ Chí Minh, cơ sở giam giữ thuộc cơ quan An ninh điều tra, cơ sở giam giữ thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra của bộ Công an”.

Hiện tại, bộ Công an đang quản lý 69 trại tạm giam, 111 nhà tạm giữ, trong đó, có nhiều buồng hỏi cung đạt chuẩn, được xây mới hoặc cải tạo sửa chữa để đảm bảo lắp đặt các thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh. Từ trước đến nay, ngành Công an đã làm và đạt kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, để triển khai một cách cơ bản toàn diện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung, thì điều kiện thực tiễn vẫn cần có thêm thời gian để chuẩn bị. Nếu thực hiện đồng bộ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2020 thì sẽ không đảm bảo yêu cầu.

Cục trưởng cục pháp chế và cải các hành chính, tư pháp (bộ Công an) cho biết thêm: “Bộ Công an sẽ báo cáo cấp thẩm quyền, đề xuất lùi thời hạn áp dụng để thực hiện tốt điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, để tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều tra... vì cần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo, tổ chức tập huấn cán bộ và có những yêu cầu đảm bảo kỹ thuật đòi hỏi nỗ lực lớn hơn”.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật